Không, tôi không có ý nói quý vị ngốc. Ý tôi là, theo nghĩa của người đời thì quý vị là “ngốc”. Vì quý vị có thể có bạn trai, bạn gái, gia đình, có công việc tốt, hoặc có nhà cửa, xe hơi, đời sống riêng tư. Nhưng quý vị lại muốn bỏ hết để đến ở một nơi không biết chỗ nào, với một phụ nữ vô danh. […] Nhưng ai biết được? Người thắng lại thua, người thua lại thắng. Người “ngu” là khôn, người khôn lại là ngu. Biết đâu đó?
Còn trẻ vậy, mới lập gia đình mà muốn xuất gia rồi. Chắc quý vị giỡn chơi. Chuyện này sẽ được bao lâu? Họ gặp nhau hàng ngày. “Ngọt ngào”. Đó mới là vấn đề. Thấy không, chúng ta chỉ gặp vấn đề khi mình có mục tiêu ham muốn. Thật sự là như vậy. Đa số chúng ta có mục tiêu ham muốn bởi vì mình trà trộn với người khác, rồi nghiệp của mình có dịp tới kiếm mình. Thấy không? Nghiệp bạn đời kiếp trước hoặc tương tự như thế. Thành ra cũng có ích khi nhiều tu sĩ, họ lên Hy Mã Lạp Sơn. Lạnh quá, họ không thể nghĩ gì khác. Quá lạnh đến mức kích thích tố không thể hoạt động. Mọi thứ đông cứng! Nên họ không gặp phụ nữ. Biết không, đối với đàn ông, thậm chí còn khó hơn nữa.
Có một anh đồng tu rất là muốn tới ở với tôi, nhưng anh vẫn còn cô kia, cũng là nữ đồng tu. Thế mà anh ta vẫn muốn đến ở với tôi. Dĩ nhiên là tôi không cho. Nhưng trước đó, tôi hỏi: “Còn người phụ nữ của anh thì sao?” Vì dù sao anh ta cũng còn kiểu như đam mê cô ấy. “Vậy, sao anh kiềm chế được sự đòi hỏi về thể xác?” Anh ta nói: “Nếu không gặp cô ấy thì con không sao hết”. Cái đó tôi tin. Ờ, nó sẽ tốt hơn. Nhưng không biết quý vị có chịu được không. Nói thì dễ, có lẽ kiềm chế được vài ngày, có lẽ vài tuần, nhưng rồi thói quen cũ của sự đòi hỏi cơ thể, đầu óc và nghiệp chướng, nó có thể đẩy mình trở lại. Cho nên chúng ta hãy xem mấy anh chị em đại diện này của quý vị có làm gì tốt hay không. Sau đó có lẽ chúng ta sẽ có dịp nhận thêm người, chịu không?
Đừng có ép tôi quá. Đừng khóc hoài như thế. Cũng phải từ từ chứ, hiểu không? Tôi thật tình rất muốn có một đại gia đình. Có lẽ chúng ta làm được. Trước tiên, nhận vài “người ngốc” này, rồi sau đó… Những ai muốn “hy sinh”, làm “cừu hy sinh”, rồi chúng ta sẽ xem như thế nào. Được không, quý vị? Cứ tiếp tục thiền chăm chỉ, giữ tinh thần lạc quan, làm việc lợi ích cho nhân loại, sau đó nghiệp của quý vị có thể chuyển biến. Quý vị kiếm đủ phước báu để bù đắp, ai biết được. Đừng ngồi đó than phiền. Hãy làm gì đó. Nếu quần áo mình rách thì vá! Hoặc đi ra làm việc, kiếm tiền, mua quần áo mới. Thấy không, luôn luôn có giải pháp. Ai biết được? Chịu chưa? Hiểu không? Hiểu chứ hả?
Rồi đó! Bây giờ là giờ ăn, hay là gì? (Dạ ăn rồi.) Quý vị ăn rồi? (Dạ không phải tất cả.) Hả? (Không ăn trưa ạ.) Không có bữa trưa? Ờ, dĩ nhiên là không. Hai lần một ngày thì tốt hơn. Tôi cũng chỉ ăn một ngày hai bữa, dù ở nhà cũng vậy. Vậy 11 “người ngốc” khôn ngoan này, chuẩn bị tinh thần đi nha! Quý vị sẽ không có đồ ăn vặt… Ồ, dĩ nhiên có chứ! Dù sao họ cũng lén ăn đồ ăn vặt suốt ngày. Chỉ có tôi là không ăn vặt và một ngày hai bữa thôi. (Thưa Sư Phụ, con đang làm việc dưới lầu, mà họ gọi con lên lầu. Con có phải là một trong những “người ngốc” không? Hay là một trong…) Tôi nghĩ cô là một trong những “người ngốc” đó. (Ồ! Con không biết…)
Không, tôi không có ý nói quý vị ngốc. Ý tôi là, theo nghĩa của người đời thì quý vị là “ngốc”. Vì quý vị có thể có bạn trai, bạn gái, gia đình, có công việc tốt, hoặc có nhà cửa, xe hơi, đời sống riêng tư. Nhưng quý vị lại muốn bỏ hết để đến ở một nơi không biết chỗ nào, với một phụ nữ vô danh. Và quý vị không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Cho nên tôi mới nói, theo nghĩa của trần gian thì quý vị là “ngốc”. Nhưng ai biết được? Người thắng lại thua, người thua lại thắng. Người “ngu” là khôn, người khôn lại là ngu. Biết đâu đó, phải không? Nhìn kìa, người khôn như thế kia, đang khóc muốn làm “người ngu”.
Thôi không sao. Đừng lo. Đừng lo chuyện đó. Sự việc luôn luôn thay đổi. Mấy năm trước, chúng ta có chỗ này không? (Dạ không.) Ngay cả một năm trước, có không? (Dạ không.) Không! Tôi cũng đâu nghĩ rằng tôi sẽ tới đây, mua một khách sạn rồi tới đây gặp quý vị. Tôi cũng đâu tính chuyện đó. Thậm chí không nhìn vào tương lai. Không nhất thiết lúc nào cũng phải nhìn vào tương lai; làm vậy sẽ không có ngạc nhiên, không vui. Cứ đợi xem chuyện gì xảy ra.
Anh là người nước nào? Người Tây Ban Nha? Ờ. (Dạ không, người Slovenia.) Người Slovenia? (Dạ người Slovenia.) À, người dân rất tử tế. Tôi xin lỗi, có lẽ lần sau. Ai biết được? (Ồ. Lần này con không nộp đơn.) Anh không nộp đơn hả? Đó không phải của anh? (Dạ.) Vậy ai đó đã đưa cho anh, nhưng không phải của anh. (Dạ không, là của con, nhưng con không nộp.) Tôi biết, nhưng ai đó không đưa gì cho anh trước đó, tấm thẻ để đưa cho người khác, tôi nghĩ, đi ngang qua. (Dạ.) Không sao, đừng lo. Vậy tốt, vậy tốt. Vậy tốt.
Ồ, đời này rất phức tạp. Tôi cũng không thích lắm. Nó quá… Người muốn đến thì không đến được. Người không muốn đến lại phải đến. Có người thích anh này làm bạn trai, nhưng không được. Có người không muốn anh kia làm bạn trai, thì lại được! Đủ thứ chuyện! Thật vậy. Đa số chúng ta không có những gì mình muốn. Cho nên tốt hơn, đừng muốn gì cả, để khỏi bị đau lòng. Được rồi. Tôi đi xuống dưới một lát. Có lẽ…
Ờ, cô nói đi. (Thưa, con có hai điều muốn nói. Điều quan trọng nhất là hôm nay con đã nói chuyện với Văn phòng Tổng Thống (Slovenia),) Ờ. (với cô gái phụ trách công tác PR, quan hệ công chúng.) Ờ, ờ. (Và cô ấy sẽ hỏi tổng thống xem ông có muốn gặp chúng ta với nhóm nhỏ, hay là nhóm lớn hơn một chút, trong bữa ăn ngoài trời hay là buổi họp mặt trịnh trọng. Vậy sẽ diễn ra vào tuần này.) Ờ. Không phải là tôi không muốn hoan nghênh ông ấy ở đây. Đó là một vinh dự cho chúng ta. Có điều tôi không biết ông đến đây có thích hợp không, chỗ nhỏ như vầy. Chúng ta không có cung điện, không có gì cho ông ấy hết. Chỉ một cái khách sạn nhỏ.
(Thưa Sư Phụ, con nghĩ có lẽ bây giờ là lúc có thể đề nghị với ông rằng chúng ta chuẩn bị giải thưởng, giải thưởng đặc biệt cho ông.) Ờ! Nhưng đã làm rồi. (Nhưng họ thật sự chưa có thông qua vấn đề hành chính.) Ồ, vậy à. Họ chưa biết chuyện đó. (Dạ, nhưng bây giờ khác rồi.) Ồ, chúng ta có thể làm như thế! Dĩ nhiên, chúng ta… nếu… (Cô gái này không biết gì. Cô ấy còn rất trẻ. Cô ấy là người rất tốt.) Ờ. Lúc trước, chúng ta có gửi lá thư của tôi, và chúng ta muốn tặng giải cho ông ấy lâu lắm rồi. (Nhưng sau lá thư đó, thưa Sư Phụ, ông ấy rất vui vẻ đồng ý nhận phỏng vấn.) Ừ. (Cho nên, ý con…Rồi chúng ta sẽ biết.) Nếu ông ấy chịu nhận giải thì chúng ta sẽ chuẩn bị. (Dạ.) Chúng ta phải biết trước để chuẩn bị. Cần phải có thời gian để khắc chữ lên kỷ niệm chương.
(Trong tương lai, chúng ta có thể đề nghị. Hồi nãy con muốn nói với tất cả mọi người: Trước đó, khi Sư Phụ hỏi ai muốn đi theo, tay con tự nhiên đưa lên, nó tự đưa lên. Sau đó con nói: “Ồ, nhưng hôn nhân mình đang rất hạnh phúc mà”.) Ờ! (Vợ chồng con rất hạnh phúc.) Vậy tốt! ([Kết hôn vào] 12 tháng 5, năm ngoái. Và phải nói rằng bây giờ là 8 năm kỷ niệm, 8 năm chúng con bên nhau. Đó là ngày đầu tiên khi Sư Phụ đến Trung tâm Ljubljana – đó là mối tình của chúng con. Mối tình lãng mạn của chúng con bắt đầu gần 9 tháng trước đó. Nó là mối tình lý tưởng thuần khiết, sâu đậm, vô điều kiện, ngay sau khi con Tâm Ấn, ngày hôm đó, ngay ngày hôm đó. Khi chúng con cùng sư huynh “Đồng” đến chỗ con sống bên bờ biển, anh ấy đã rửa tất cả xe và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ. Chồng con, chồng hiện tại của con, anh ấy là người chồng thứ hai.) Chưa Tâm Ấn? (Dạ đã Tâm Ấn) Bây giờ đã Tâm Ấn. (gần mười năm rồi.) Ồ! Vậy là hai người mới gặp nhau gần đây phải không? (Dạ sao ạ?) Vậy là cưới nhau gần đây thôi, cô nói vậy phải không? (Dạ, năm ngoái, 12 tháng 5!) Ồ, nếu hạnh phúc thì cứ ở yên đó đi.
(Dạ, chắc chắn vậy! Nhưng lời Sư Phụ nói, thì đó là sự trà trộn nhiều nhân quả với nhau, vì anh ấy có hai con trai lớn, một đã Tâm Ấn, hôm qua ở đây, còn con thì có hai con gái lớn, và anh ấy có hai người chị, và người vợ cũ cũng đã Tâm Ấn cũng là bạn của chúng con. Và rồi tất cả mấy chuyện đó,) Một đại gia đình. (với hàng xóm, v.v.) Rất thú vị! (Dạ. Nhưng tình thương vô điều kiện này mới là quan trọng – còn sự quyến luyến ràng buộc không quan trọng. Khi có tình thương vô điều kiện thì sự ràng buộc không còn nữa.) Ồ… (Dạ.) Lãng mạn quá ha! (Cho nên...) Đừng lo. Hãy vui hưởng! (Dạ không, con không lo. Con đang vui hưởng. Con đang vui hưởng rất nhiều. Con không có làm đơn xin gì hết.) Không, không. Vậy tốt. Tôi đâu thấy tay cô giơ lên, không thấy gì hết. (Dạ…) Không sao. Đừng lo chuyện đó. Đừng lo gì cả. Tiếp tục sống cuộc đời của cô. Nhé? (Dạ.) Không cần phải luôn theo bên tôi. Dù sao quý vị cũng luôn theo tôi rồi. Nhưng có người thích ở bên, nếu nghiệp họ cho phép thì tôi hoan nghênh. (Dạ.)
Còn gì nữa không? (Thưa Sư Phụ, y phục này đẹp quá. Con nghĩ: “Ồ, Sư Phụ phải đến dự buổi ăn ngoài trời với y phục này mới được”). Ồ, vậy à. (Thưa, Sư Phụ nghĩ sao? Ăn ngoài trời, hay là…) Chúng ta còn nhiều nữa. Chúng ta có những người khác. (Hay là ăn trưa thôi?) Tôi không màng – sao cũng được. Họ thích gì cũng được, vì họ là khách mà. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Hay là, nếu ông ấy muốn đến Đài Loan (Formosa), cũng được. Nếu ông muốn đến đây, chỗ nào đó ở châu Âu thì tôi sẽ gặp. Nếu ông muốn tôi đến dinh tổng thống, tôi sẽ đến. (Chúng con đề nghị Slovenia ạ.) Được. Vì ông là người được trao giải, thành ra để ông chọn cho ông vui. Cái này không phải cho tôi, vinh danh chính mình hay là cho Đài Loan (Formosa) hoặc cho nước Áo, mà là cho ông ấy, (Dạ.) vì ông là vị tổng thống tốt. Nên ông muốn gì, chúng ta làm nấy. (Chúng con làm như vậy.) Nhé? (Dạ.) Ông là người được trao giải, cho dù ông không nhận đi nữa. Ý tôi là, ông ấy là người mà chúng ta muốn ông vui. (Dạ.) Không phải tôi là người mà ông ấy phải làm tôi vui. Không! Mà là ngược lại. Cho nên tôi sẽ uyển chuyển, nhé? (Xin cảm ơn Sư Phụ.)
Quý vị chỉ cần cho tôi biết. Viết một lá thư, cho tôi biết khi nào, ở đâu, nhé? Rồi, vậy thôi. Rất đơn giản. Nhưng nếu quý vị muốn [tặng] kỷ niệm chương cho ông, thì chúng ta phải chuẩn bị trước, phải chuẩn bị. Có thể tôi bảo họ làm. Rồi nếu ông muốn nhận, thì tặng ông. Nếu ông không muốn thì tôi giữ. Tự trao giải cho mình. Với tên ông trên đó! Đó mới là vấn đề! Thấy không, người ta phải khắc tên riêng trên pha-lê: họ, tên và mấy quả tim. Không phải, chúng ta không khắc. Nhưng pha-lê phải khắc tên, khắc chữ, viết những lời tri ân này nọ trên kỷ niệm chương đó. Cần thời gian.
Cứ chuẩn bị kỷ niệm chương, nếu họ muốn thì chúng ta mang ra, nếu không thì chúng ta chỉ… hoặc cứ đưa ra và nếu họ từ chối thì tôi lấy lại. Không, họ sẽ đồng ý. Cô nói đúng, cô nói đúng. Nhưng đây là vì gặp trực tiếp, nhưng nếu… Chúng ta có thể làm như thế, vậy thì chuẩn bị kỷ niệm chương, nếu có đủ thời gian, có lẽ một tuần, có lẽ không. Nếu lúc đó mà có nó, thì mình đưa cho ông. Vậy thì khỏi cần hỏi nữa. Nhưng vấn đề là, đa số mọi người, chúng ta không biết họ trước, nên phải viết thư gửi cho họ. Cho họ nhiều lựa chọn. Cũng có thể gửi bằng bưu điện, hoặc gửi qua người đại diện.
(Với hội WWF, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên, chúng ta đã đi tới đó trao giải cho họ, họ nhận.) Có thể được. Có lẽ tương lai chúng ta sẽ làm vậy. Ồ, có lẽ như vậy tốt hơn. Nhưng tôi nghĩ mình nên lịch sự hỏi họ trước. Nhưng vấn đề là, nhiều người được trao giải, có lẽ họ sợ chúng ta muốn gì đó từ họ. Cho nên bây giờ, tôi gửi kèm thêm một lá thư nói rằng: “Đây là hoàn toàn vô điều kiện. Chúng tôi không nhận sự đáp lại hay sự đóng góp nào cả. Đây chỉ là để tỏ lòng biết ơn và làm gương sáng cho mọi người”. Có lẽ chúng ta có thể làm như thế.
(Bây giờ chúng ta có thể làm lần nữa với Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Sư Phụ muốn trao giải cho họ, vì họ đã vận động chống thuốc lá.) Họ đã làm tốt. (Bây giờ họ đang vận động chống rượu, cũng là điều tốt.) Chúng ta có thể làm như thế. Được. Chúng ta có thể tổ chức như vậy. Nếu người nào có thể vào đó hoặc làm một cuộc phỏng vấn, nếu có thể xin được phỏng vấn. Nhưng chúng ta không muốn ép. Mình chỉ trao giải thưởng bằng tất cả tình thương và hảo ý. Cho nên nếu họ từ chối, thì mình không làm gì hết. Không sao. Chúng ta vẫn thông báo trên Truyền Hình [Vô Thượng Sư], rằng họ là người tốt, như thế này, thế này. Sao cũng được, không quan trọng đối với chúng ta, thật vậy. Nếu tận tay trao được thì tuyệt vời. Nếu không được, cũng không sao. Chúng ta vẫn tuyên dương “sau lưng họ”.