Do đó nhiều Minh Sư gặp rắc rối bởi vì đệ tử không biết kín miệng. Họ không biết cái nguy hiểm của việc làm một Minh Sư. Họ rất an toàn, vì Minh Sư luôn luôn bảo vệ họ, Lực lượng Minh Sư [bảo vệ]. Nên họ cảm thấy không có gì xảy ra cho họ; Minh Sư đầy lực lượng, quá an toàn và bảo đảm, cho nên họ không hiểu chi cả. Người lính phải bảo vệ quốc gia – dân chúng được an toàn, nhưng người lính không an toàn lúc nào.
Tưởng tượng được không? Tôi phải làm mọi thứ, mướn phòng, trả phòng, và tìm thông tin về khách sạn. Muốn hỏi ở phi trường cũng không được, vì ai cũng đứng ở đó. Toàn là đệ tử đứng ở đó. Rồi khi tôi đi đổi tiền thì mọi người đã đứng trước hoặc sau lưng tôi rồi, nên tôi phải chạy. Không có đủ thời giờ để hỏi thông tin, và không có mọi sự thuận tiện như cách quý vị có. Quý vị có nhiều người đi chung, nhóm với nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Khi tôi đi một mình, thật kinh khủng (Dạ.) và phải kéo theo cái va-li. Đôi khi đến khách sạn là gục xuống như chết. Quý vị không thể nào tưởng tượng, người phụ nữ ngồi bình thản ở đó đã phải chạy đôn đáo khắp thế giới theo kiểu rất “kỳ lạ”.
Có khi không tìm được khách sạn, vì ở thành phố lạ, tôi phải vào bất cứ khách sạn nào. Và bất cứ khách sạn nào nghĩa là phải ngủ với ruồi, rận, trên cái giường được đóng từ thời nhà Thanh… Còn ổ điện cắm gì vào cũng xẹt lửa. Không dễ đâu. Đôi khi không có máy sấy tóc này nọ, tôi phải đi khắp nơi trong khách sạn để mượn. Bởi vì trời rất lạnh, không thể để tóc ướt đi ra ngoài. Tôi cần phải tắm rửa vì dơ, cũng bụi bặm nữa, [sau khi] du hành đường dài và chạy quanh ngoài đường. Và [tài xế] taxi nhiều lúc không nói được ngôn ngữ của mình, và những chiếc taxi đầy mùi thuốc lá, này nọ – tôi vẫn phải đi. Phòng, khách sạn đầy mùi thuốc lá, đủ thứ hết. Vì vậy tôi đã bị bệnh nặng trong chuyến hoằng pháp châu Âu. Nhưng trong băng hình họ cắt xén, thấy dường như… không có gì. Thỉnh thoảng quý vị nghe tiếng tôi tặc lưỡi, vì có viên kẹo ho trong miệng. Còn lại thì không nghe nhiều; họ đã lọc những tiếng ho ra. Chuyến hoằng pháp vòng quanh châu Âu vô cùng vất vả. Cảm xúc căng thẳng, tinh thần căng thẳng, tâm lý căng thẳng, cộng thêm sự căng thẳng của mọi người ở châu Âu vào lúc đó. Đôi lúc tôi cảm thấy rất khó thở, nhưng rồi cũng vượt qua. Tuy không dễ dàng, ngoài việc nổi tiếng hoặc những thứ nguy hiểm khác.
Nói về phương diện thể chất, rất vất vả khi đi một mình như vậy. Từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ khách sạn này sang khách sạn nọ, từ phi trường này tới phi trường kia, chạy đua với lịch trình, chạy theo các chuyến bay, và chạy với nhiều hành lý nữa, lại không có đủ người giúp. Quý vị một nhóm đi khắp nơi, người này giúp người kia, tất cả quý vị đều biết đi đâu rồi, vì tất cả quý vị đều kết nối với nhau. Tôi không thể kết nối với ai. Không thể ở khách sạn gần đó cho tiện, bởi vì tôi biết mọi người đang ở quanh đó, và đang săn, đang săn “cọp”! Cho nên không phải chỉ thân thể kiệt sức, mà còn nhiều bất tiện khi đi hoằng pháp một mình, cố gắng ở một mình và cố gắng tránh gặp mọi người. Cố gắng tránh cái cảnh: bái lạy ở phi trường, chẳng hạn vậy.
(Thưa Sư Phụ, chúng con có thể làm gì để giúp Ngài?) Ồ, xin đừng giúp, đó là điều tôi cần. (Dạ. Càng gây rắc rối thêm.) Khi có người muốn giúp là tôi sợ rồi. (Ồ!) Tôi bị nhiều phiền phức bởi người giúp hơn là bởi bất cứ ai khác. (Có lẽ tốt hơn hết là tránh xa ra.) Tôi chỉ cần một người sáng suốt có thần giao cách cảm, nếu không thì cho xin, không cần. Tôi có kể với quý vị rồi, nhiều khi tôi muốn làm việc gì đó, đặt một vật gì ở đó, rồi bảo mọi người dời mấy thứ khác đi để tôi sử dụng nó. Thế là họ đến dời những thứ tôi cần đi nơi khác. Rồi tôi nói: “Trở lại, mang lại đây”. Rồi người khác đến, ra vẻ bận rộn, lại dời nó đi chỗ khác nữa. Họ hay “giúp” tôi như vậy đó. Quý vị cần có trí huệ thần giao cách cảm mới giúp tôi được, nếu không thì nên tránh ra. Chỉ gây thêm rắc rối, lộn xộn thêm thôi, rồi làm tôi tốn sức lực hơn. Bởi vì tôi phải làm việc gấp đôi, có lúc gấp ba khi quý vị muốn làm người bận rộn mà không thật sự giúp được gì. Chỉ muốn tham gia để ra vẻ bận rộn, ra vẻ tốt, ra vẻ giúp, nhưng đó không thật sự giúp.
Để giúp người khác, quý vị cần phải sáng suốt biết rõ người đó muốn gì, chứ không phải mình muốn gì. Vấn đề không phải quý vị muốn giúp, mà là người đó có cần giúp hay không, và cần giúp bằng cách nào. Thật khó tìm được người hiểu được điều này. Và nếu quý vị gần tôi quá, về sau quý vị trở nên lười suy nghĩ. Lười hoặc như buồn ngủ, quá thoải mái và sung sướng, rồi rơi phịch xuống, như…
Thiền, tận hưởng pháp hỷ, Tình Thương của Sư Phụ. Rồi khi nên đi thì quý vị lại đến, khi nên đến thì quý vị lại đi. Là như vậy đó. Đôi khi tôi rất mệt mỏi vì phải chăm sóc cho đại chúng, rồi còn phải chăm sóc người bên cạnh nữa. Khiến phiền phức tăng gấp đôi, thêm nhiều việc hơn. Khi về nhà, mình chỉ mong được nghỉ ngơi, nhưng rồi lại phải làm việc theo một cách khác. Và còn tệ hơn, bởi vì nó ở cạnh bên. Phiền toái ở quá gần. Có lúc tôi cảm thấy rất mệt là vì vậy.
Tôi có thể hoàn thành công việc tốt đẹp, nhưng có rất nhiều chuyện khác khiến mình bực bội, bức xúc và mệt mỏi. Không chỉ đơn thuần là việc tâm linh. Mà còn phải đối phó với đầu óc con người. Và những đệ tử có hành vi rất trẻ con và thái độ yên tâm quá mức. Quá thoải mái, quá bình thản, quá vui vẻ, quá yên tâm, quá an toàn. Họ không hiểu những việc tôi phải làm. Vì vậy có lúc họ tiết lộ ra những tin tức mà tôi không muốn phổ biến. Bởi vì họ không hiểu. “Tại sao? Mọi người nên biết về Sư Phụ! Sư Phụ sống ở đâu, Ngài đang làm gì. Ồ! Đây là tin vui. Không ai khác biết được. Mình phải nói cho mọi người biết vì đây là một tin mừng. Mình có cơ may được biết”. Đại khái vậy. Thật không dễ.
Do đó nhiều Minh Sư gặp rắc rối bởi vì đệ tử không biết kín miệng. Họ không biết cái nguy hiểm của việc làm một Minh Sư. Họ rất an toàn, vì Minh Sư luôn luôn bảo vệ họ, Lực lượng Minh Sư [bảo vệ]. Nên họ cảm thấy không có gì xảy ra cho họ; Minh Sư đầy lực lượng, quá an toàn và bảo đảm, cho nên họ không hiểu chi cả. Người lính phải bảo vệ quốc gia – dân chúng được an toàn, nhưng người lính không an toàn lúc nào. Cho nên quý vị không thể ra ngoài rao bán những tin tức về mấy người lính đào chiến hào ở đâu, họ ẩn nấp nơi nào, hoặc có loại vũ khí gì, có bao nhiêu vũ khí, và mỗi ngày họ làm gì. Quý vị hiểu điều này không? (Dạ hiểu.) Có rõ ràng hay không? (Dạ rõ.) Chỉ vì người lính bảo vệ quý vị, nên họ có súng ống này kia, rồi quý vị nghĩ: “Ồ, họ thật oai hùng. Ồ, không gì có thể hại họ”. Có thể chứ! Điều gì cũng có thể hại người lính vì họ là lính. (Họ đang trong nguy hiểm.) Họ luôn trong tình trạng nguy hiểm, nhờ đó quý vị mới được an toàn.
Nhưng không ai hiểu được điều đó, rất hiếm, bởi vì họ được an toàn khi có lính bảo vệ. Binh lính có súng ống và mọi thứ, rất khỏe mạnh và được huấn luyện, nhưng họ không luôn được an toàn nếu quý vị tiết lộ nơi họ ẩn nấp. Rồi nói với mọi người, thậm chí với kẻ thù rằng binh sĩ của tôi mạnh như thế nào, đang sống ở đâu, dùng loại vũ khí gì, ẩn nấp nơi nào, hầm trú ẩn dày bao nhiêu và thậm chí ở đâu. “Các người không thể nào tìm được họ, họ ở trong đó!” Quý vị hiểu tôi nói gì không? (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Cho nên binh lính không những gặp nguy hiểm từ kẻ thù, mà còn gặp nguy hiểm từ những người bạn ngây ngô của họ, từ những người mà họ bảo vệ. Lý do là vậy. Thành ra ở mỗi quốc gia, bộ quốc phòng như quân đội này kia, họ đều giữ mọi chuyện rất bí mật.
Ngay cả trong quân đội cũng có những phòng họp chỉ đặc biệt dành riêng cho việc thảo luận chiến lược; một người lính bình thường không thể vào đó, thí dụ vậy. Hoặc không ai có thể vào phòng đó mà không hội đủ điều kiện an ninh, chẳng hạn vậy. Thỉnh thoảng ngay cả ở Hoa Kỳ, tôi nghe nói thôi, không chắc, vì không ở trong chính phủ, nhưng nghe nói vài tổng thống không có đủ điều kiện an ninh để đến cơ quan quân đội hay những nơi bí mật nào đó. Mỗi tổng thống đều có mức độ an ninh khác nhau, giống như cấp bậc. Thí dụ như có người được cấp bậc an ninh 15 hoặc 12, 17 hoặc 20, thí dụ vậy. Tùy theo cấp bậc an ninh cao thế nào mà tổng thống có thể đến nơi đâu hoặc làm gì. Cho nên tổng thống không nhất thiết phải biết mọi việc, theo tài liệu mà tôi đọc được. (Dạ, bởi vì cứ bốn năm thay đổi một lần.) Nhiệm kỳ cũng thay đổi bốn năm một lần. Nên nếu không đủ điều kiện đáng tin cậy thì có thể ông không giữ được bí mật khi mãn nhiệm kỳ hay là gì đó, tôi không biết. Tôi nghe nói như vậy, không chắc. Tôi không chắc. Nhưng cũng có thể bởi vì trong quân đội hoặc bất cứ cơ quan mật vụ nào, họ phải giữ công việc của họ. Đôi khi họ giữ bí mật quá nhiều, và tổng thống cũng không biết nhiều về những điều tốt cũng như những điều xấu đang xảy ra. Dù sao, cũng không tốt lắm nếu tôi cứ phải đi một mình và giữ yên lặng về mọi việc, nhưng đó là cái giá mà tôi phải trả cho mọi thứ. Cái gì cũng có một cái giá.
Được rồi. Có tin tức hay câu hỏi nào nữa không? (Con chỉ muốn nói là lần sau, nếu muốn tìm một thị giả, có lẽ Sư Phụ nên hỏi tử vi của họ. Chẳng hạn như trong tử vi Trung Hoa, người tuổi tuất rất biết bảo vệ.) Tuổi gì cưng? Tuổi tuất hả? (Dạ tuổi tuất.) Nhưng họ cũng rất độc đoán. Phải. Thật vậy. Quá cứng nhắc, quá cứng nhắc, quá nghiêm túc. Ðúng vậy. Cô nói đúng. Cô tuổi tuất hả? (Dạ con đã có việc làm rồi.) Cô đã có việc làm. Nên cô không cần tôi. Người-thân-chó rất trung thành và biết bảo vệ, chắc chắn là vậy. Tôi cũng có nhiều thị giả giỏi là tuổi tuất, nhưng đôi khi cũng cần có thần giao cách cảm nữa, nó làm cho…
Ừ, ai? Ai muốn việc này? Không, cô ấy muốn. Cô không muốn hả? (Con muốn nói về một chuyện khác. Con thích bài giảng của Sư Phụ ở Johannesburg, con nghĩ nó cho biết tương lai sẽ thuộc về chế độ mẫu hệ. Trước đây khi phụ nữ cầm quyền, thì không có chiến tranh và xung đột này nọ.) Ồ! Đó là thời xưa. (Nhưng có điều lạ là vài tháng sau, nhân danh Giáo hội Thiên Chúa giáo, Giáo hoàng công khai xin lỗi vì phụ nữ đã phải chịu tủi nhục. Con nghĩ tai ông chắc đã lùng bùng lúc Sư Phụ giảng bài đó.) Cái gì? (Vâng. Giáo hoàng.) Tôi biết, nhưng câu cuối cùng là gì? (Giáo hoàng công khai xin lỗi…) Vì phụ nữ đã phải chịu tủi nhục, đúng rồi, và? (Vâng, thay mặt cho Giáo hội Công giáo.) Tôi biết, và sau đó? (Và con nghĩ tai ông chắc đã lùng bùng, ông chắc đã nhận được thông điệp từ Cõi Trên: “Ông ra ngoài kia ủng hộ những lời Sư Phụ nói”.) Ừ. Dù sao ông cũng là một Giáo hoàng tốt. Đúng vậy. Phải.
Ông đã xin lỗi về rất nhiều điều, không chỉ về vấn đề đó, tôi đoán vậy. Bởi vì ông là một người rất thành thật; thành thật và kính sợ Thượng Đế. Ông không bao giờ dùng quyền lực hay chức vụ của mình để củng cố quyền lực cho bản thân hay làm bất cứ việc gì. Ngay cả nếu ông chưa khai ngộ hay gì hết, tôi cũng không màng. Ông thật sự là một người tốt. Trong tâm rất thánh thiện. Chúng ta nên có một Giáo hoàng như vậy thường hơn. Ông rất tự nhiên. Ông ca hát; chạy xe gắn máy với người khác, tôi nghe nói vậy. Ông là một người rất tự nhiên, tôi thích vậy. Bất cứ người nào tự nhiên cũng đều có phẩm chất thánh thiện trong tâm họ rồi, ông không khoa trương hoặc quan liêu, đại khái vậy. Kỳ rồi tôi đã xúc động vô cùng rằng mặc dù ông bị thương hoặc không được khỏe, nhưng ông vẫn cố gắng hết sức để tiếp tục chuyến công du của mình. Ông trông rất khiêm nhường, ông thật sự cố gắng hết sức để phụng sự Thượng Đế. Như vậy mới phải.
Ờ, tôi đoán là đã đến lúc mọi người nên thay đổi quan niệm về nam nữ. Không phải là phái nam xấu hay là phái nữ tốt; mà chỉ là chúng ta được ban phú những phẩm chất khác nhau. Vì phái nữ thân thể yếu đuối, nên họ phải phát triển nhiều hơn ở đây. Chúng ta luôn luôn có câu như thế, “Những gì mình không có ở đây thì sẽ có ở đây”. Tất cả chúng ta đều biết điều đó. Bởi vậy quý vị thấy, thường thì ở nhà, phụ nữ làm việc vất vả hơn và nhiều hơn, vì họ biết cách. Họ thấy công việc, họ biết ngay là ở đâu, nhưng mấy ông không thấy gì cả. Mặc dù công việc rất nhiều, nhưng họ không nhìn thấy. Chỉ vì họ không được phú cho thái độ chi tiết của nhiều cách mới thông minh. Họ sinh ra để làm người bảo vệ; họ được sinh ra để làm người bảo vệ hơn là người điều hành. Phụ nữ dùng đầu óc nhiều hơn và biết điều hành hơn. Đàn ông sinh ra để chạy nhanh, chịu đựng dẻo dai và bảo vệ. Đó là lý do đàn ông có tánh rất bảo vệ phụ nữ. Họ sinh ra đã là như vậy; bẩm sinh là như thế.