Sự thiên khải đó quá ư là mạnh. Quá ư… Hoàn toàn không có gì ràng buộc nó, hoàn toàn ngay tại đó, như quả cầu pha lê. Không có gì che phủ, không một vết nhơ, vết bẩn, không gì hết. Ngạc nhiên là tôi trở lại được, ăn uống, hàn huyên với quý vị và đọc sách. Rồi cũng xoay sở được; cũng tập xoay sở cho cân bằng hoàn cảnh. Rốt cuộc rồi cũng làm được. Tôi không bao giờ nghĩ là mình làm được. Trong tất cả những lần tôi tái sinh xuống những tinh cầu vật chất khác, chuyện này chưa từng xảy ra. Đây là lần đầu tiên.
Trời ơi, nhiều khi mình bị bịt mắt đó, biết không? Tin tôi đi, nếu quý vị nghĩ mình là người phàm, vô minh này nọ, quý vị cũng bị bịt mắt luôn. Ngày nào đó, nó sẽ làm quý vị sốc. Có lẽ không như kiểu nó làm tôi sốc, nhưng nó sẽ làm quý vị sốc như nó làm tôi sốc trước đó. Quý vị hiểu ý tôi không? Chúng ta bắt đầu từ chỗ nào đó. Bắt đầu [tập] lái xe đạp, bị trầy đầu gối và khuỷu tay, nhưng rồi tự nhiên mình lái được. Rồi từ đó lái dễ dàng. Tới điểm đó, quý vị chỉ giữ cho nó thăng bằng là xong. Rồi quý vị sẽ biết chắc chắn mình không phải người phàm, không phải vô minh, không như cách mình nghĩ. Lúc đó, ngã chấp của mình rơi xuống, chết, vĩnh biệt, rồi mình sẽ thật sự biết Chân Ngã của mình, ít nhất phần lớn Chân Ngã của mình. Chà, sao mình đi quá xa trước thời gian của mình vậy? Lúc đó, thật sự tôi cũng chẳng quan tâm mình mặc đồ gì hay là không mặc đồ gì. Tất cả mọi thứ chỉ rớt xuống, tất cả chỉ biến mất hết. Bây giờ tôi lại trở lại đây mặc đồ xanh, bôi chút phấn son. Ờ, cũng tốt. Sao lại không?
Có điều… tại điểm đó, tưởng là tôi xong rồi – không ai biết tôi sống ở đâu nữa, hoặc tôi là ai nữa. Cảm giác như vậy đó, tưởng mình sẽ ra đi vĩnh viễn, vào nơi che khuất, không ai biết đến – không hẳn là vào thế giới tâm linh, nhưng đi mất, không ai thấy nữa. Lúc đó tôi chỉ có thể nghĩ như vậy thôi. Nhưng cũng không biết sao tôi đã trở lại. (Chắc chúng con kéo Sư Phụ trở lại.) Ờ, phải. Nhưng thật ra quý vị đã không thành công. Ý nói, quý vị đã kéo tôi, thân thể này trở lại với quý vị, nhưng tôi không xuống gì hết. Có thể là xuống một, hai cảnh giới, đi lên đi xuống, nhưng không trở lại hoàn toàn như trước kia. Tôi đã không về lại (Đẳng cấp) Thứ Năm, thí dụ vậy. Không. Nhưng như vậy cũng tốt, vì tôi nghĩ: “Xong rồi, mình phải đi”. Lúc đó không thể nghĩ rằng trở lại để gặp quý vị hoặc nói chuyện phiếm nữa. Nhưng rồi tôi cũng xoay sở được. Cũng là một phép màu, thật đó! Giống như phục sinh vậy. Thôi, bây giờ trở lại sách này.
(Vậy, chúng con còn may mắn hơn.) Quý vị may mắn hả? (Dạ.) Tôi cũng không biết nữa. Thôi, cứ vui vẻ tận hưởng. Ờ, tôi vẫn cảm thấy rất xa quý vị, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng thoáng nhìn về quá khứ, như trước kia. Có lẽ bằng viễn vọng kính. Để cảm thấy điều quý vị cảm thấy, nếu không, tôi sẽ không cảm thấy gì hết, thì không tốt cho quý vị, phải không? Nhưng bây giờ tôi vẫn còn kinh ngạc. Vẫn còn kinh ngạc. Bởi vì ở điểm đó, mình không có bất kỳ… chỉ vượt trên mọi cảm xúc. Không còn hiểu nhân loại, hay là người-thân-động vật, hoặc bất cứ gì. Tôi cũng rất kinh ngạc là vẫn còn có thể trở lại, cảm giác đó có thể trở lại được. Lúc đó tôi nghĩ: “Thôi xong rồi, hết rồi!” Ờ! Tất cả rời xa! Mọi thứ hoàn toàn rời xa mình! Mình chỉ hoàn toàn đứng đó, kêu bằng hoàn toàn “trơ trụi”. Biết không, “trần trụi”. Không có gì hết! Chỉ cảm thấy ngượng ngùng; chỉ muốn che mình lại, vậy thôi.
Bởi vì sự thiên khải đó quá ư là mạnh. Quá ư… Hoàn toàn không có gì ràng buộc nó, hoàn toàn ngay tại đó, như quả cầu pha lê. Không có gì che phủ, không một vết nhơ, vết bẩn, không gì hết. Quá mạnh mẽ. Sau đó, tôi vẫn sống sót, nhưng nghĩ… trở nên quá e ngại. Quá ngượng ngùng. Ngạc nhiên là tôi trở lại được, ăn uống, hàn huyên với quý vị và đọc sách. Rồi cũng xoay sở được; cũng tập xoay sở cho cân bằng hoàn cảnh. Rốt cuộc rồi cũng làm được. Tôi không bao giờ nghĩ là mình làm được. Trong tất cả những lần tôi tái sinh xuống những tinh cầu vật chất khác, chuyện này chưa từng xảy ra. Đây là lần đầu tiên. Có lẽ hồi đó tôi chưa muốn.
Sao? (Ở Malaga, chúng con gặp Sư Phụ, con cũng có cảm giác là Sư Phụ gần như đi mất rồi, chỉ còn lại bộ đồ trống rỗng ở đó, hoặc chỉ có 1% là còn ở lại đó.) Vậy hả? (Giống vậy đó, tất cả đã “đi lên” hết rồi.) Vậy à? Ờ, có lẽ giống vậy. Ngày nào tôi cũng thấy gần giống vậy. Nhưng ngạc nhiên là những bạn người-thân-chó, -thân chim, họ giữ tôi ở dưới này. Họ bắt tôi phải tiếp xúc với thực tại. Vậy cũng tốt. Có lẽ cũng nhờ họ mà tôi vẫn phải kết nối với [nơi đây]. Như vậy cũng tốt. Được rồi!
Nói rồi, dù tôi không còn e ngại như vậy nữa, nhưng cũng không thể nào đi ra nói chuyện với mọi người như thế. Không ngượng ngùng như trước, nhưng vẫn còn, điều đó đâu nói cho người ta nghe được. Nãy giờ mà vẫn còn nói vòng vo, thậm chí chưa đi vào điểm chính. Nói với quý vị còn không nổi! Hiểu ý tôi nói không? (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Quý vị đã nghe tôi nói gì chưa? Cứ nói vòng vo thôi. Chỉ cắt xén quanh mép, đúng không? Thậm chí không thể nói ra được. Vẫn chưa thể tới điểm chính đó để nói toạc ra cho quý vị đó là gì. Không nói được, không biết tại sao. Đừng hỏi tôi – tôi cũng tự hỏi mình! Cứ nói vòng vòng, vòng vo tam quốc. Cũng như người đàn ông muốn cầu hôn, nhưng lại nói: “Ồ, em là ánh nắng của đời anh. Em là bông hồng trong vườn anh”. Và này nọ. Nhưng điểm chính thì anh ta không nói. Cầu hôn hay là dự đoán thời tiết. Nhớ chuyện đó không? Cưng ổn chứ? (Dạ, con ổn.) Chuyện gì vậy? Khóc à. Sao lại khóc? Nhìn này, hôm qua tôi còn sơn móng tay nữa. Tuyệt không?
Hồi nãy nói tới đâu rồi? Rồi, đó là nói về những vị tiên tri đoán trước những sự kiện nào đó, và rồi nó luôn luôn xảy ra, nên vì thế mà người ta kính trọng họ. Nhưng chúng ta cũng không làm vậy. Không thường nói mấy thứ này. Ngay cả giữa chúng ta với nhau. Có lẽ họ được nói. Chỉ giữa nhóm nhỏ, hoặc vài người với nhau, rồi mấy người đó truyền ra, có lẽ vậy. Tôi không nghĩ những vị tiên tri này, kêu bằng tiên tri, họ cũng ra đường nói: “Coi nè, ngày mai trời mưa đó”. Chẳng hạn vậy. Cái đó là công việc dự báo thời tiết của đài BBC. Để họ kiếm sống chứ hả? Để họ làm việc, việc tốt. Việc tốt mà họ đang làm. Sao mấy vị tiên tri phải làm việc đó? Nhưng chắc hồi xưa họ không có truyền hình. Cho nên báo trước cho người ta tránh hiểm nguy cũng tốt. Có lẽ vì vậy mà họ phải làm.
Rồi, bây giờ tiếp tục dưới đây: “Những người dòng Essenes coi rằng ai không lập gia đình, sẽ làm giảm đi sự duy trì nòi giống và vận mệnh của đàn ông…” đàn ông, đàn bà, “vì đàn ông sẽ sớm tuyệt chủng nếu không ai lập gia đình”. Nếu đàn ông không còn, thì phụ nữ còn cũng được mà, phải không? Họ nói nếu chúng ta không sinh sản, như là không lấy chồng lấy vợ, có con cái, thì đàn ông không còn nữa. Họ chỉ nói về đàn ông thôi, còn chúng ta phụ nữ, vậy mình không bận tâm. Đàn ông! Ý họ nói nếu tất cả mọi người không lập gia đình, thì thế giới không còn nữa, nhân loại không còn nữa. Tôi cũng không biết điều đó có quan trọng không? Có không? (Dạ không.) Có thể hả? Theo nghĩa đó thì có lẽ quan trọng. Quý vị phải biết rằng Dòng Essenes này có lẽ là dòng truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giống như truyền thống Phật giáo này nọ.
Hồi đó có thể không có nhiều Minh Sư đẳng cấp cao. Có lẽ là không. Nhưng họ vẫn giữ đức hạnh. Cũng như mấy người Phật tử, họ giữ Ngũ Giới. Đó không có nghĩa là họ khai ngộ cao. Hoặc mấy người ăn chay vì họ thuộc hội ăn chay nào đó, hoặc dòng truyền thừa, giáo lý nào đó, nhưng không nhất thiết là họ đã học với một vị Minh Sư rất khai ngộ, hoặc có lẽ họ không có một Minh Sư khai ngộ lắm. Có thể có, nhưng không phải lúc nào cũng có nghĩa như vậy. Cho nên, họ có thể giảng nghĩa theo sự hiểu biết của họ, theo đẳng cấp tu hành của họ lúc đó. Có lẽ vì vậy mà họ nói rằng người nào không lập gia đình, sẽ không sinh con đẻ cái cho dân số thế giới, thì việc đó là không tốt – ý của họ là như vậy. Tôi không quan tâm chuyện đó. Nói rồi, tôi không bận tâm – quý vị lập gia đình, sinh nhiều con cái, không thành vấn đề đối với tôi. Có thiền là được.
“Nhưng trước khi họ lập gia đình, họ sẽ thử người mà họ chọn làm vợ trong ba năm”. Ồ… Chao ôi! Ba năm! Sau ba năm, nếu chán thì đi chọn người khác hay sao? Khôn quá hả! Vì người ta nói: “Ba năm ngứa ngáy”, và “bảy năm ngứa ngáy”. Vậy thì sau ba năm, có thể sẽ không muốn ở với người đó nữa. Nhưng tại sao… Sao lại vậy? Cái này tôi không đồng ý, bởi vì toàn là về đàn ông thôi. Đàn ông chọn vợ, rồi thử thách cô ấy ba năm! À! Có người không khai ngộ cao lắm, vẫn còn hơi có vẻ kỳ thị giới tính. Phần này chúng ta cắt đi! Thôi kệ, mình giữ, không thành vấn đề. Người ta phải hiểu, quý vị phải hiểu, giáo lý đôi khi cũng có lỗi sai. Đó mới là vấn đề.
“Sau khi thử thách ba năm và tẩy rửa, nếu người phụ nữ đó là một người tiết hạnh, chung thủy và có thể sinh con cái, thì họ cưới người đó”. Chà! (Ồ!) Giống như thương mại. Ôi chao. Chắc chúng ta không muốn thuộc về điều [hôn nhân] này. Chỉ chính sách này, chúng ta không thích. “Họ không bao giờ giao hợp với vợ trong thời kỳ mang thai”. Vậy tốt. “Do đó, họ cho thấy không phải hôn phối là vì dục vọng mà để thực hiện điều răn của Đức Giê-hô-va: ‘Hãy sinh sản nhiều, gia tăng và làm đầy Địa Cầu’”. Mình phải hỏi ông Giê-hô-va về chuyện này. Không sao. Hôn nhân để có bạn tu hành thì cũng được. Không phải vì dục vọng. Như thế thì được, đáng khen. Nhưng nghĩ người phụ nữ như “cái máy sinh sản”, thì tôi không đồng ý. Họ quên rằng linh hồn người phụ nữ cũng bình đẳng như linh hồn người nam. Có lẽ họ không giảng rõ ràng. Có lẽ đây chỉ là một trong các truyền thống của quốc gia, rồi họ bao gồm vào lối sống này. Hy vọng vậy.
“Khi phụ nữ tắm rửa, họ mặc áo vải”. Nghĩa là không hoàn toàn trần trụi ngoài sông. Vì thời đó họ đâu có phòng tắm. Cho nên họ chỉ tắm hồ, tắm sông, dĩ nhiên là phải mặc cái áo gì đó. Để tắm rửa bên trong mà không ai thấy. Giống như nhà tắm di động. Như vậy rất mát mẻ. Mình cũng có thể làm ở đây. Có thể mặc áo ny-lông ra ngoài sân tắm mưa. Ờ, nước chảy vào bên trong, rồi mình kỳ cọ bên trong, giống như cái lều, biết không? Giống như lều cá nhân. Rồi, bây giờ: “Đàn ông, cũng vậy, khi tắm họ mặc một cái khố ngang bụng”. Cũng tốt. Không quan trọng. “Làm việc gì, họ cũng theo trật tự và sự trong sạch”. Đó là để giữ phẩm cách, bảo vệ nhân cách của mình cũng như bảo vệ người khác mà đang nhìn mình, nếu có ai đang nhìn. Không nên nhìn mới đúng. Nhưng có lẽ họ tắm với nhau trong cùng cái hồ hay gì đó, hoặc trong cùng nhà tắm, nên họ phải làm như vậy, thế cũng được. “Cho nên, họ đáng được gọi là tấm gương cho đời sống của người khác”. Điều đó đúng.