Tôi hy vọng người dân [sống tại] 10 quốc gia nặng nghiệp hàng đầu này và những quốc gia còn lại của thế giới, hãy nhìn lại bên trong, hãy cầu xin Thượng Đế tha thứ, hãy quay đầu lại và trở thành những con người thực sự, với lòng nhân từ, thương xót và trắc ẩn. Hãy quay đầu lại: Ăn Thuần Chay, Tạo Hòa Bình. Làm việc thiện, nếu có thể, hoặc ngợi khen ai đó làm việc thiện. Dù mình không thể làm điều đó, thì chỉ ngợi khen họ công khai hoặc trong lòng. Thế thôi. Ăn Thuần Chay, Tạo Hòa Bình, Làm Việc Thiện. Vậy, dù Thượng Đế trừng phạt chúng ta về thể xác trong đời này vì gánh nặng của tổng thể tội lỗi quá lớn, thì linh hồn của chúng ta vẫn sẽ được tha thứ và giải thoát.
Đó là số mấy? Số 4? (Dạ đó là số 4. Amsterdam, Hà Lan.) Năm mươi chín phần trăm, chỉ riêng Amsterdam. (Chà.) Phần còn lại của Hà Lan, tôi không hỏi.
Giờ là số mấy? Số 5. (Dạ. Số 5.) Số 5 – Deutschland (Đức quốc). Đó là cái tên Họ đánh vần cho tôi. Họ nói “Deutschland”. Họ không nói “Đức”. (Ôi, chao ơi.) Tôi nghĩ, tôi thường gọi họ là “Đức”. Không bao giờ gọi họ là “Deutschland”. (Dạ đúng, vâng.) Và cũng như Hà Lan, tôi không bao giờ gọi họ là “Netherlands”, tôi gọi họ là “Holland”. (Dạ. Đúng ạ.) Nhưng Thiên Đàng gọi họ là “Netherlands”, và gọi Đức là “Deutschland”. Nên tôi đã viết ra chính xác những gì Họ nói với tôi. (Dạ.)
Không phải tôi... Tôi không nhớ gọi Hà Lan là “Netherlands” bao giờ. Nếu tôi gọi họ, tôi nói “Holland”, bởi vì nó dễ hơn cho tôi. (Dạ phải. Quen thuộc hơn.) Hầu hết mọi người gọi họ là Holland. Thực ra, khi Họ cho tôi biết cái tên đó, tôi nói: “Xin lỗi?” Tôi quên là Hà Lan còn được gọi là Netherlands. (Dạ.) Rồi Họ nói với tôi: “Amsterdam”. Thì tôi nói: “Ồ, hiểu rồi. Giờ thì tôi biết quốc gia đó”. Tôi không biết cách đánh vần “Netherlands”. Tôi tự hỏi có phải là N-e-i-t-h-e-r-land không hay chỉ có N-e… Tôi chưa bao giờ đánh vần tên quốc gia đó. Đó là N-e-i hay N-e thôi? N-e, Netherlands? (Con nghĩ là N-e.) N-e, rồi t-h. (Dạ. Đúng vậy.) N-e, và rồi Netherlands. (Dạ phải.) Tôi đã gạch chữ “i” rồi. Tôi đã nghĩ, [viết] không đúng. Nếu vậy mình sẽ gọi nó là Neitherlands, chứ không phải Netherlands. (Dạ đúng.) Tôi đã tranh luận với chính mình, và bây giờ tôi gạch chữ “i”. Nhưng tôi không chắc chắn, nên tôi đã hỏi anh. 59%, Amsterdam.
Bây giờ là số mấy? (Số 5, Ngài đã nói rồi.) Số 5: Deutschland. Tôi lặp lại chính xác những gì Họ nói. Bây giờ tôi không nói Đức. (Dạ.) Mà là Deutschland. Tôi nói: “Xin lỗi?” Thế là họ đánh vần các chữ cái cho tôi. (Dạ.) Các quốc gia khác tôi không yêu cầu đánh vần. Nhưng Netherlands, tôi không nhớ đã nói từ đó. Tôi luôn nói Holland, nếu phải nói. Được rồi, số năm. Deutschland là 55%. (Chà! Năm mươi lăm.) Tôi cứ tưởng có lẽ Deutschland ít nhất sẽ ở trên một vài quốc gia [hàng đầu] này, nhưng không phải. (Dạ. Năm mươi lăm.) Thật ngạc nhiên. (Trời ơi.) Năm mươi lăm. (Cứ tưởng họ thực sự tốt. Ôi Trời ơi. Và thật ngạc nhiên. Tất cả những điều này… rất ngạc nhiên.) Phải. (Thực sự, gây sốc, mấy quốc gia nãy giờ.)
Sự phán xét của Thiên Đàng không như chúng ta nghĩ. (Dạ.) Tôi chưa bao giờ nghĩ đến Tehran, Iran là số 1 trong danh sách. (Dạ.) Tôi chưa bao giờ nghĩ đến Ba Lan, Warsaw, số 2. (Dạ. Con cũng vậy.) Điện Kremlin có thể là hai, ba gì đó, nhưng Deutschland ở vị trí thấp, chỉ ở giữa danh sách thôi. (Dạ.) Deutschland, 55%. Và tôi hỏi có tập trung vào khu vực đặc biệt nào không. Họ nói: “Không. Cả nước, 55”. (Ôi chao.) Bây giờ, để tôi hỏi lần nữa, có anh ở đây, một mình. Ý nói, khi mình đang nói chuyện – để xem tôi có nhầm lẫn gì không, khi nghe về Deutschland. Không! Không. Tôi tự hỏi tại sao. Được rồi. Thôi kệ. Tôi đoán họ đã chịu khổ đủ với cuộc chiến trước kia rồi. Họ cũng chịu khổ rất nhiều. (Dạ, đúng vậy.)
Vậy bây giờ là số mấy? (Dạ bây giờ chúng ta cần số 6.) Số 6, Họ cho tôi biết tên thành phố trước: Fukushima, Nhật Bản. (Ồ.) Năm mươi hai… 52%. (Ôi chao!) Cái gì đây? Hơn năm mươi hai – hơn một chút. Ở Fukushima hơn 52% một chút. Tôi không hỏi phần còn lại. (Dạ.) Được rồi. Tôi có thể hỏi bây giờ. Chờ chút. Không, chỉ vậy thôi. (Dạ.) Fukushima – tập trung ở đó, và phần còn lại có lẽ rất ít, hoặc rải đều ra rồi. Nhưng Fukushima là đối tượng chính. Không còn nghiệp nào khác. (Dạ, vâng.)
Bây giờ là số 7 – Đan Mạch. (Trời. Đan Mạch!) Phải. (Ôi!) Ngạc nhiên nữa phải không? (Dạ. Lại nữa. Con cứ tưởng rằng những quốc gia đó rất tốt.) Tôi biết. Tôi hỏi nghiệp có tập trung cụ thể ở thành phố đặc biệt nào không? Nhưng Đan Mạch, không nói thành phố nào, chỉ 51,5%. (Ôi chao! Đan Mạch dường như… Con luôn cho rằng đó là một đất nước yên bình. Năm mươi mốt phần trăm nghiệp. Ôi Trời ơi.) Phải. Một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. (Dạ.) Tôi còn ngạc nhiên hơn anh. Tin tôi đi. Tôi đã bị sốc. Đã sốc. Thế nên tôi không hỏi nhiều lắm, không biết hỏi gì, vì họ tiếp tục kể hết nước này đến nước khác. Và sau số 10, tôi nói: “Đủ rồi. Thế là đủ rồi. Được rồi. Hiện giờ tôi không có thời gian”.
Tôi nói: “Cứ cho tôi biết các nước nặng nghiệp nhất. Phần còn lại, có lẽ, tôi không cần biết”. Còn các nước khác, phần còn lại của thế giới, sau 10 [nước nặng nghiệp] hàng đầu, thì dưới 50%, thành ra họ không nói với tôi. (Dạ.) Không phải là họ không nói với tôi. Nhưng họ nói với tôi rằng dưới 50. Bởi vì tôi đã hỏi: “Chỉ cho tôi biết tổng quát”. Họ nói phần còn lại dưới 50%, sau 10 nước nặng nghiệp hàng đầu. (Dạ.)
Hy vọng người ta sẽ không ghét tôi nhiều cho lắm. Đó là lý do tôi nói với anh, tôi đang làm những việc rất mạo hiểm. (Dạ đúng. Đúng vậy.) Một điều nguy hiểm khi nói ra. Nhưng nếu tôi biết điều gì đó, và điều đó không gây hại, và đó là sự thật, thì điều đó có thể giúp ích cho họ để suy ngẫm và ăn năn sám hối – thì tôi cứ phải mạo hiểm thôi. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nếu họ giết tôi, thì họ giết tôi. Nếu tôi chết, thì tôi chết. Đó là số 7, phải không? (Dạ vâng. Đó là số 7. Bây giờ là số 8.)
Số 8 – DR Congo. (Ôi. Chao ơi. Cộng hòa Dân chủ Congo.) Tin nổi không? Tôi thậm chí không bao giờ nhớ những cái tên này. (Dạ.) Nhất là Cộng hòa Dân chủ Congo. (Dạ.) Tôi hiếm khi thấy tên của đất nước này, tôi thậm chí không nhớ nếu ngay cả nhớ đến nó. (Dạ.) Tôi có thể nhớ một, hai lần khi thấy tên nước đó trên bản tin hay gì đó. (Trời ơi. Thật không thể tin được. Điều này thực sự ngạc nhiên. Những điều chúng con không biết.) Tôi đã rất sốc, Tôi đã sốc. Tôi cảm thấy hơi run rẩy, vì chưa bao giờ kiểm tra những thứ này. (Dạ.) Chỉ nghĩ dù sao thế giới cũng có nghiệp. Thậm chí, tôi không bao giờ nghĩ đến việc kiểm tra. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Chỉ khi trong một lần thiền định về một số tin xấu, và hình phạt tồi tệ sắp xảy ra hoặc điều gì đó, thì tôi mới hỏi tại sao. Tại sao? Tới số mấy? Bây giờ là số 8. Số 8 rồi, phải không? (Dạ. Số 8 xong rồi.) Năm mươi mốt phần trăm. (Ồ, ồ, 51.)
Bây giờ, số 9 – Zimbabwe. Anh có tin được không? (Ôi chà.) Năm mươi phẩy bốn phần trăm (50,4%). (Ôi trời.) Zimbabwe. Tôi hầu như chưa từng nghe tới tên đó. Hầu như không bao giờ nhớ đến. (Dạ.) Congo nữa, không bao giờ.
Bây giờ, số 10 – Trung Quốc. (Ồ.) Tin không? Anh lại ngạc nhiên nữa, phải không? (Trời. Ít nhất [trong 10 nước này]. Ít nghiệp nhất.) Trung Quốc. (Ồ.) Năm mươi phẩy ba phần trăm (50,3%). (Ôi trời ơi.) Thậm chí sau cả Zimbabwe. (Chao ơi. Ôi trời. Những điều này thực sự gây sốc. Thật là bất ngờ!) Tôi cũng vậy. Tôi cũng bất ngờ. Như thế đó. Tôi đã sốc đến nỗi không thể cử động. (Dạ.) Không thể suy nghĩ. Chỉ nói lắp bắp: “Tại-tại-sao?” Chỉ một vài quốc gia đầu tiên… số còn lại, tôi chỉ giữ im lặng, chỉ lắng nghe và cố gắng để nó thấm vào [tâm trí], và để hiểu cho ra tất cả điều đó. (Dạ, chính xác.)
Tôi hy vọng người dân [sống tại] 10 quốc gia nặng nghiệp hàng đầu này và những quốc gia còn lại của thế giới, hãy nhìn lại bên trong, hãy cầu xin Thượng Đế tha thứ, hãy quay đầu lại và trở thành những con người thực sự, với lòng nhân từ, thương xót và trắc ẩn. Hãy quay đầu lại: Ăn Thuần Chay, Tạo Hòa Bình. Làm việc thiện, nếu có thể, hoặc ngợi khen ai đó làm việc thiện. Dù mình không thể làm điều đó, thì chỉ ngợi khen họ công khai hoặc trong lòng. Thế thôi. Ăn Thuần Chay, Tạo Hòa Bình, Làm Việc Thiện. Vậy, dù Thượng Đế trừng phạt chúng ta về thể xác trong đời này vì gánh nặng của tổng thể tội lỗi quá lớn, thì linh hồn của chúng ta vẫn sẽ được tha thứ và giải thoát. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Không trở lại nữa để chịu mọi nghiệp chướng vẫn còn đó, đang chờ quý vị, để trừng phạt quý vị nữa trong kiếp sau.
Đang nói chuyện với anh đây, tôi chỉ có thể nghĩ ra được cách giải thích này – là những người sinh ra ở các quốc gia nói trên chắc hẳn đã làm điều gì đó trong tiền kiếp hoặc nhiều kiếp của họ. (A, dạ đúng. Vâng, thưa Sư Phụ.) Vì vậy, thành ra trong đời này, có thể không thấy rõ [lý do]. (A, dạ đúng. Vâng, điều đó có lý.) Hẳn là như vậy. Giống như, trong Thánh Kinh nói: tội tổ tông. (Dạ.) Nhưng tổ tông là ai? Dù sao đó cũng là chúng ta, chúng ta tái sinh hết lần này đến lần khác. (Điều đó cũng đúng. Vâng.) Có rất nhiều bằng chứng. Ngày nay người ta biết, người ta chứng minh là có luân hồi. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Chắc chắn một trăm phần trăm, không còn nghi ngờ gì nữa, không cần tranh luận về điều đó nữa.
“Excerpt from Documentary ‘The Proof Is Out There: Inexplicable Evidence of Reincarnation’ Dr. Walter Semkiw: Tôi tên là Tiến sĩ Walter Semkiw. Tôi là Chủ tịch của Nghiên cứu Luân hồi. Người tiên phong nghiên cứu về luân hồi là Tiến sĩ Ian Stevenson tại Đại học Virginia. Qua 40 năm, ông đã đi khắp thế giới để nghiên cứu các em nhỏ với ký ức tự phát về tiền kiếp. Từ những trường hợp này, chúng ta có thể rút ra các nguyên tắc về luân hồi. Một trong những mô hình là người ta có cùng tính cách và tài năng, và có thể trông giống y như họ trong các kiếp trước.
Barbro chào đời sau chín năm Anne Frank qua đời. Khi Barbro còn là một đứa trẻ, cháu nói: “Cháu tên là Anna Frank”, cháu có những ký ức bất chợt về tiền kiếp của mình là Anne Frank. Vào thời điểm đó, bố mẹ cháu thậm chí còn không biết Anne Frank là ai vì “Nhật Ký Anne Frank” vẫn chưa được xuất bản, và họ tưởng rằng cháu đã bịa ra tất cả chuyện này.
Điều khiến trường hợp của cô bé trở nên thuyết phục không phải là cô bé có đặc điểm trên khuôn mặt giống Anne Frank, mà là cô bé có ký ức từ thời thơ ấu. Và đến năm cô bé lên 10 tuổi, cha mẹ cô bé đưa cô đến Amsterdam và người cha muốn đi xem Bảo tàng Anne Frank. Barbro nói: “Chúng ta không cần taxi, nó ở ngay gần đây”. Và họ hỏi: “Làm sao con có thể biết được? Con chưa bao giờ đến đây mà”. Bằng cách nào đó, Barbro đi thẳng đến Nhà Anne Frank, nhìn vào một bức tường và nói: “Mẹ ơi, nhìn này, ảnh của các ngôi sao điện ảnh vẫn còn trên tường”. Mẹ cháu nhìn bức tường và nói: “Barbro, không có gì ở đó cả”. Và người hướng dẫn viên nói: “Thật ra, những hình ảnh mà Anne Frank cắt ra từ tạp chí các ngôi sao điện ảnh đã từng dán trên bức tường đó”. Đó là lần đầu tiên cha mẹ cô bé nhận ra rằng ký ức tiền kiếp của cô bé là có thật, hoặc những ký ức mà cô bé nói ra không phải là tưởng tượng. Và Barbro đã trở thành một thần đồng viết lách thời thơ ấu, giống như Anne Frank, (và) đã xuất bản sách đầu tiên ở tuổi 12”.
“Excerpt from Documentary ‘Mysteries Solved’ James Leininger: Những đứa trẻ khác, khi còn nhỏ, thì họ nói: “Con muốn trở thành lính cứu hỏa. Con muốn trở thành phi hành gia”. Nhưng cháu luôn luôn nói: “Con muốn trở thành phi công chiến đấu”.
Narrator: Từ năm ba tuổi, bố mẹ James đã bắt đầu nghe những câu chuyện của con trai họ khiến họ bị sốc – rằng con trai họ đang nhớ lại những điều liên kết cháu với một phi công Hải quân đã chết năm 1945. Họ hoài nghi. Là tín đồ Thiên Chúa giáo, họ chưa bao giờ tin vào luân hồi. Nhưng họ bắt đầu ghép lại thành một câu chuyện kỳ diệu. Manh mối đầu tiên đến từ những cơn ác mộng kinh hoàng liên tục mà James bắt đầu có từ năm hai tuổi.
Andrea Leininger: Cháu nói: “Máy bay rơi đang bốc cháy, người đàn ông nhỏ không thể thoát ra ngoài. Máy bay rơi đang bốc cháy, người đàn ông nhỏ không thể thoát ra ngoài”. Đó là lúc tôi nghĩ: “Ôi Trời ơi, đó có phải là điều mà cháu đã mơ suốt thời gian qua không?”
Bruce Leininger: Những gì cháu nói không gây ấn tượng với tôi nhiều như những gì cháu làm. Cháu lăn lộn trên giường.
Narrator: Trong vòng một năm, những hình ảnh mà James thấy trong cơn ác mộng bắt đầu hình thành khi cháu hoàn toàn tỉnh táo.
Andrea Leininger: Tôi đang đọc sách cho James nghe thì cháu ngồi dậy nói: “Mẹ ơi, người đàn ông nhỏ bé làm như thế này”. Và cháu nằm xuống và cháu làm tương tự như cháu đã làm trong giấc mơ của mình. Cháu đá chân lên và nói: “Người đàn ông nhỏ bé làm như thế này: ‘Ôi, ôi, ôi, không thể thoát ra ngoài, không thể thoát ra ngoài’”. Và tôi đỡ cháu ngồi dậy và nói: “Ai là người đàn ông nhỏ bé đó?” Và cháu nói: “Là con”. Điều đó vẫn còn khiến tôi dựng tóc gáy. Và Bruce nói: “Điều gì đã xảy ra với máy bay của con?” Cháu nói: “Máy bay rơi bốc cháy”. Và ba cháu hỏi: “Tại sao máy bay của con lại rơi?” Và cháu nói: “Nó bị bắn rơi”.
Narrator: Sau đó, James đưa cho cha mẹ manh mối kỳ lạ tiếp theo, một manh mối rất cụ thể: tên con tàu mà cháu nói máy bay của cháu đã cất cánh từ đó.
Bruce Leininger: Vì vậy, tôi hỏi: “Này, tàu của con có tên không?” Thì cháu trả lời: “Là Natoma”. Tôi chưa bao giờ nghe danh từ này trước đây. Và tôi đi xuống cuối phòng, vào máy tính và tra google. Và đến khoảng dòng 300, thì có hàng chữ này: “Natoma Bay CVE-62”. (Tôi) nhấp vào thì nó hiện ra lịch sử của một hàng không mẫu hạm trong Thế Chiến Thứ II. Tôi không có câu trả lời. Làm sao cháu có thể biết điều này? Làm sao cháu có thể biết một người? Làm sao cháu có thể biết một con tàu?
Narrator: Sau đó, James bắt đầu vẽ nhiều lần cùng một thứ, giống như một bộ phim được nén hết vào một khung hình. Một trận chiến trên không. Hỏa lực phòng không. Một chiếc máy bay bốc cháy. Và chữ ký của cháu, James 3.
Andrea Leininger: Rồi một ngày nọ, tôi đang ở trong bếp rửa bát đĩa. James đã ăn sáng và với một chiếc máy bay [đồ chơi], cháu bay lòng vòng như thế này. Và cháu nói: “Mẹ ơi, trước khi chào đời, con là phi công và máy bay của con đã bị bắn vào động cơ và rơi xuống nước. Và con đã chết như vậy”. Và tôi chỉ… lặng người.
Narrator: Bước đột phá kế tiếp đã xảy ra khi Bruce được mời tham dự Hội ngộ Cựu chiến binh Vịnh Natoma. Anh ấy hỏi về tên của những người bị giết trong trận chiến, và điều này đã giúp anh ấy cuối cùng giải mã được bí ẩn của James 3.
Andrea Leininger: Anh ấy (Bruce) gọi điện cho tôi và nói: “Em sẽ không tin điều này đâu. Chỉ có một người từ Vịnh Natoma bị giết trong Trận chiến Iwo Jima. Và tên người ấy là James M. Huston Jr”. Và tôi nói: “Đợi đã. Đó đúng là James của chúng tôi, là James 3”. Tôi rất hào hứng. Tôi kiểu như: “Đúng rồi”. Tôi kiểu như: “Đó là con tôi. Là James M. Huston. Tên cháu là James, James 3”.
Narrator: James Huston Jr., phi công Hải quân Thế Chiến II. Ở tuổi 21, vào ngày 3 tháng 3 năm 1945, máy bay của anh bị bắn rơi ở Chichijima. Bây giờ, hai phụ huynh hoài nghi đang hoang mang trước bằng chứng thuyết phục rằng con trai nhỏ của họ thực sự tái sinh”.
(Thưa Sư Phụ, hình như Ngài đã trả lời điều này rồi, nhưng có cách nào họ có thể giảm bớt nghiệp của họ không?) Có chứ, hãy quay đầu lại. Quay đầu lại, quay đầu lại. Hãy làm một người khác. Rồi nghiệp không thể với tới quý vị. Nếu ăn thuần chay, nếu quý vị cầu xin Thượng Đế tha thứ mỗi ngày, nếu quý vị thực sự sám hối trong tâm và làm bất cứ gì có thể để giúp đỡ người khác. Ăn Thuần Chay, Tạo Hòa Bình, Làm Việc Thiện, hoặc khen ngợi những người làm việc thiện. Công nhận họ, hoặc là bằng vật chất, công khai, bằng lời nói, tích cực, hoặc chỉ trong tâm mình. Hãy thành tâm, sám hối, khiêm nhường xin Thượng Đế tha thứ. Lúc nào cũng nhớ đến Thượng Đế. Tôn trọng luật của Thượng Đế: Chớ Sát Sinh. Nếu quý vị đi về phía nam, thì không khó lắm. Tôi nói thật với quý vị. Nếu quý vị chỉ quay đầu lại, thì quý vị sẽ được tha thứ.