Chỉ khi nào không còn nhớ mình là nam hay nữ, hay lưỡng tính hoặc đồng tính nam hay nữ hoặc mặc quần áo khác phái hay không, quý vị đã biến đổi mình. Vậy thì quý vị đã thật sự vượt trên tất cả những điều này, rồi quý vị mới có thể thành Phật.
Chào quý vị. Nặng lắm ha? Khỏe quá. Bây giờ tôi biết tại sao có đàn ông trên thế giới rồi. Họ ở đây để vác mấy thứ đó, vì nữ giới quý vị không làm được. Chào quý vị! (Kính chào Sư Phụ.) Chào quý vị! Tôi xin lỗi, mắt tôi không khỏe lắm, nên tôi phải đeo kính như thế này. Vẫn thấy được chứ? (Dạ thấy.) Thấy được mắt tôi ha? Thương quý vị. Số lượng nam giới ngày càng tăng lên, phải không? (Cảm ơn Sư Phụ.) Tranh đua rồi đó. Có sắp xếp cho mấy sư tỷ lớn tuổi ngồi phía sau không? (Dạ có.) Sao thấy họ ít vậy? Chào quý vị. (Kính chào Sư Phụ.) Tốt rồi. Tôi muốn gặp mọi người. Âu Lạc (Việt Nam) hả? (Dạ.) Trung Quốc? Âu Lạc (Việt Nam)? ( Dạ. Âu Lạc (Việt nam). ) ( Kính chào Sư Phụ. ) Chào quý vị. ( Kính chào Sư Phụ. ) Quý vị khỏe không? Chào quý vị. (Kính chào Sư Phụ.) Chào. Xin chào các vị sư.
Tôi ngồi đây hầu hết mọi người thấy tôi chứ hả? Có không? (Dạ có.) Tôi vô cùng thán phục, cách quý vị sống đời mình. Tôi không biết quý vị làm thế nào mỗi ngày. Tôi chỉ làm một ngày Chủ Nhật mà cảm thấy vô cùng khó khăn rồi. Sao quý vị làm được mỗi ngày nhỉ? Quý vị đi làm, rồi về nhà; nấu ăn, tắm rửa, đi chợ; hôn chồng, hôn vợ, đi ngủ, hôn con cái. Quý vị cắt cỏ, tưới cây. Làm tất cả những việc đó. Sao làm được tất cả như thế? Và mỗi ngày. Ý tôi nói, mỗi ngày quý vị đi làm, nhưng khi trở về, còn làm công việc khác, mà quý vị vẫn sống được. Và quý vị còn thiền hai tiếng rưỡi mỗi ngày nữa? Không. Có lẽ hai tiếng rưỡi. Hay thật. Thảo nào rất khó để đi lên. Đức Phật, khi Ngài còn tại thế, đệ tử của Ngài đều là tỳ kheo, trên hai ngàn người, hơn hai ngàn. Mọi người không làm gì cả. Không việc, không vợ, không con, không lo lắng. Tôi không cần cái này. Quý vị vẫn thấy tôi chứ? Không à? ( Chúng con thấy Ngài. ) Quý vị có thể thấy ở đây nhưng họ thì không.
Mắt tôi đau, bắt đầu sổ mũi, chỉ cần tôi vừa mới nói: “Rồi, mình phải đi”. Ý tôi là phải đến đây, thế là nước mũi bắt đầu chảy, mắt bắt đầu đau. Lần rồi không tệ lắm, nhưng nghiệp từ Tâm Ấn đến sau, từ từ. Đôi khi nó đến trước; đôi khi nó đến ngay vào ngày Tâm Ấn; đôi khi nó đến trước một nửa hoặc một phần tư, và đến trong buổi Tâm Ấn, rồi sau đó đến một chút nữa. Đôi khi nó đến sau. Ôi, Trời ơi, tôi thực sự nỗ lực lắm mới đến đây được, với khăn quàng cổ và đủ thứ. Tôi nghĩ mình là nữ Siêu nhân với những gì tôi chịu đựng. Tôi thực sự cố gắng mặc cả. Tôi cứ hỏi mọi người: “Có bao nhiêu người? Bao nhiêu người Tây phương? Bao nhiêu người mới? Có ai chưa từng gặp tôi trước đây và ở lại thêm chút đỉnh, có lẽ vài ngày nữa hay thêm tuần nữa? Tôi cứ mặc cả, cố gắng nếu tôi có thể gặp họ ngày mai hoặc ngày mốt, khi tôi cảm thấy khỏe hơn. Nhưng không, vẫn có người đi ngày mai. Hai hay ba người, và hai người nữa đi ngày mốt, rồi năm người nữa đi ngày kế tiếp. Tôi chịu thua. Quý vị thắng, quý vị thắng, quý vị thắng, tôi nghĩ tôi muốn…
Có lẽ tốt hơn, nếu tất cả quý vị cạo đầu và trở thành như thế này cho tôi. Sau đó mỗi ngày, tôi phái tất cả quý vị ra ngoài đi khất thực, rồi trở lại, và tôi đã ngủ trưa rồi, sau đó thức dậy, nói chuyện với quý vị. Rồi tôi cũng sẽ cạo đầu lần nữa, chỉ để đồng hành với quý vị, để quý vị không cảm thấy tệ lắm. Dù sao, tôi không làm được gì nhiều. Đôi khi, tôi có thể xuất định dễ dàng; đôi khi không thể. Và rất khó để xuất định khi tôi không thể, như hôm nay. Hôm nay, tôi như người máy biết đi, biết nói, đại khái vậy. Tôi đã ở đây rồi, vậy hãy bắt tay vào việc. Tôi nghĩ hôm nay tôi trang điểm một chút và ráng cài nút, hoặc cài móc [áo], và đeo nữ trang, hoặc bất cứ gì. Rồi mấy thứ này bị trục trặc, móc đó không cài được, vài nút quá mới, không ăn khớp với nhau – quần mặc không vừa, hoặc gì đó, và đôi giày hở miệng, cười tôi. Đó là giày mới! Không phải giày này. Mấy đôi này là khác. Đây là giày cũ. Thời xưa, khi người ta làm giày, chúng rất bền, [đi] cả đời. Ngày nay, nhiều đôi giày của tôi cứ mở miệng cười. Có lẽ giày vui. Trước đây, tôi thiết kế một số quần áo gọi là “Đạo Sĩ Vui”. Bây giờ họ bắt chước tôi. Họ thiết kế mấy đôi giày vui này – Giày Đạo Sĩ Vui, hay gì đó. Kính này nhìn khá hơn, tôi có thể thấy quý vị. Tôi cần [chữ] lớn hơn chút để đọc, nhưng tôi cũng có thể đọc như thế này. Chỉ là với mắt kính, thì dễ hơn, thế thôi, kính đọc sách. Xét về tuổi của tôi, thì mắt vẫn chưa tệ lắm. Chúng bị làm phiền suốt bao năm nay mà vẫn chưa tệ. Nhờ Pháp Môn Quán Âm.
Khi tôi đang mặc đồ đẹp và cài nút áo, thì tôi nghĩ: “Ồ, Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài nói đúng thật. Ngài nói đúng thật”. Ngài nói: “Chỉ đàn ông mới có thể thành Phật, hãy vui lên đi”. Quý vị nghĩ vậy ha. Tôi đoán nếu là đàn ông, quý vị cũng không thể thành Phật. quý vị cũng không thể thành Phật. Quý vị biết tại sao không? Tôi có nói trước đây rồi. Nếu là đàn ông, quý vị không thể thành Phật; nếu là phụ nữ, quý vị cũng không thể thành Phật; nếu là đồng tính nam, quý vị không thể thành Phật; nếu là đồng tính nữ, quý vị không thể thành Phật; nếu là lưỡng tính, quý vị không thể thành Phật. Không ai có thể hết. Chỉ khi nào không còn nhớ mình là nam hay nữ, hay lưỡng tính hoặc đồng tính nam hay nữ hoặc mặc quần áo khác phái hay không, quý vị đã biến đổi mình. Vậy thì quý vị đã thật sự vượt trên tất cả những điều này, rồi quý vị mới có thể thành Phật. Nhưng tôi nghĩ về mặt vật chất. Đàn ông thậm chí không cần phải mặc gì cả, cứ thế xuất hiện thôi. Ở Ấn Độ, nhiều Đạo Sư, một số Minh Sư cũng không mặc nhiều. Tôi thấy một số không mặc nhiều. Hoặc có lẽ chỉ một cái khố hay gì đó, hoặc chỉ quấn quanh với gì đó. Tiện lợi làm sao. Và rồi tôi có thể cất đi mấy đôi giày Cô bé Lọ lem này, cất đi tất cả nữ trang này và mọi thứ khác. Như vậy sẽ rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Tôi nghĩ Phật Thích Ca Mâu Ni nói đúng quá. Nếu tôi là đàn ông, thì sẽ tốt hơn cho tôi. Tôi có thể luôn luôn xuất hiện mặc bất cứ gì hoặc không mặc gì cả. Quý vị biết mà, phải không? Người Ấn Độ, quý vị biết, đúng không? Các Đạo Sư, Họ không bận tâm. Ở Ấn Độ, họ không bận tâm. Và nếu tôi trông không… Giả sử tôi là đàn ông và nếu trông không đẹp như tôi bây giờ, thì chỉ cần để một ít râu trên mặt, thì trông ổn liền. Trông tôn nghiêm như một Đạo Sư.
Nói vớ vẩn bấy nhiêu thôi. Tôi đã ở đây rồi. Phần khó nhất là sửa soạn sẵn sàng. Và khi đã ở đây rồi, thì tôi tỉnh. Bây giờ tôi cảm thấy đỡ hơn, cảm thấy tỉnh hơn so với lúc mới đến. Tôi đã nghĩ: “Không biết mình sẽ làm gì”. Tâm trạng lúc sáng nay, tôi muốn đánh thức mình, thật sự vậy. Tôi để đồng hồ báo thức và đủ thứ. Tôi đã thức dậy được. Cố gắng để được bình thường. Tôi còn làm bánh mì nướng (thuần chay), và rồi tôi nghĩ sẽ ăn một chút bánh mì nướng để làm dịu dạ dày. Mấy ngày nay tôi không khỏe lắm. Rồi tôi nướng một miếng bánh mì; làm cháy miếng bánh mì. Tôi nướng miếng bánh mì khác; làm cháy miếng bánh mì đó. Làm miếng khác, miếng thứ ba, cũng bị cháy. Bốn miếng bánh mì đều bị cháy, không còn nhận ra. Tôi nói: “Được rồi, hôm nay không phải ngày ăn bánh mì nướng”. Và rồi tôi chỉ vớ lấy bất cứ gì và uống thôi. Cố gắng pha trà, nhưng rồi lại quên. Pha trà, nhưng quên uống.
Đó là nơi ở mới. Tôi đã dọn nhà, rất bề bộn, mệt nhọc và hỗn độn, vì chưa có thời gian sắp xếp đồ đạc của mình. Lại ngại kêu người giúp. Bởi vì đôi lúc, khi nhờ họ giúp, tôi tự làm còn tốt hơn. Hoặc tôi phải nhận một số rác từ họ, thay vào đó, không ích lợi chi hết. Bởi vậy, tôi cảm thấy như bị bao quanh với những thứ vật chất. Tôi ước gì vận mệnh của mình nhẹ hơn một chút so với bây giờ, như làm Baba, hoặc Babu, hoặc gì đó, hoặc thậm chí là Mataji tại Ấn Độ, và chỉ ngồi đó, và ôm người ta hoặc xoa đầu họ, và chỉ cần làm thế thôi. Vận mệnh của tôi trong đời này, hỡi ôi, quá phức tạp: quá nhiều việc làm, quá khó, quá ít thời gian, quá rắc rối. Và tôi tưởng bỏ nhà đi, thì đời mình sẽ giống như vị này hoặc vị này – rất đơn giản. Hai, ba bộ quần áo, phải làm có thế thôi; thậm chí không cần phải chải tóc. Có tóc là vấn đề khác. Quý vị phải thoa dầu lên hoặc cái gì đó. Bằng không, tóc sẽ xù lên như vậy. Và phải thiết kế nữ trang. Tôi tưởng thành công rồi chứ, nhưng vẫn chưa tới đích. Đôi khi rất khó cho tôi ở lại trên Địa Cầu. Rất khó. Khó hơn quý vị nghĩ.
Vẫn còn nhiều chỗ trống. Có thể có thêm người lên ngồi ở đây, nhé? Mấy người Âu Lạc (Việt Nam) muốn ngồi, lên đây ngồi. Nếu hết chỗ thì thôi nhe. Bán hết vé rồi thì thôi. Tôi nói: “Không còn chỗ. Vé đã bán hết rồi”. Chuyện gì vậy? Vé bán hết rồi. Thích hả? Tuần nào cũng bán hết sạch. May là tôi không phải vũ công hay ca sĩ gì đó. Bằng không, các nghệ sĩ múa hát, có lẽ phải tìm việc khác thôi. Thị thực của quý vị, ở được bao lâu? (Chúng con sẽ về vào thứ Tư.) Tôi biết, nhưng thị thực của cô cho phép ở bao lâu? (Chỉ một tháng.) Một tháng! Không tệ. Và Ấn Độ quý vị sẽ cho phép tôi ở bao lâu nếu tôi sang đó? Hộ chiếu Anh quốc. (Con nghĩ một tháng ạ.) Một tháng? Bằng nhau. Trước đây thường có khoảng sáu tháng. Và rồi có thể gia hạn đến một năm, cách đây lâu rồi, khi tôi còn là đạo sĩ trẻ măng ở đâu đó, và bây giờ thì khó. Phải đến đại sứ quán, lấy thị thực. Trước đây, chỉ cần lấy thị thực tại cửa khẩu hay gì đó. Thật ra, nhiều người có thể ở nếu họ muốn, nhưng ngày nay thì khó. Đó là bởi vì có một số biến cố nào đó, như một vài người nước ngoài đến và lạm dụng lòng hảo tâm của người Ấn Độ. Bởi vì người Ấn Độ rất hiếu khách. Cho dù họ không có nhiều, họ vẫn cho hết tất cả. Họ cho quý vị mọi thứ mà quý vị cần. Vì vậy, chính phủ đã tìm cách ngăn chặn hình thức lạm dụng này. Tôi không trách họ. Có điều là, có thể người nước ngoài không hẳn muốn lạm dụng hảo tâm của họ. Chỉ là họ không hiểu truyền thống của Ấn Độ. Bởi vì họ được cho và được cho và được cho, và họ nghĩ là không sao. [Người Ấn] thích cho, và họ vẫn còn [làm vậy], thành ra họ có thể cho, nhưng không phải vậy. Không đúng. Giống như đôi khi, tôi cứ cho và người ta nghĩ tôi có rất nhiều. Đôi khi đúng, đôi khi không. Không sao. Dù sao tôi cũng thích cho, bất cứ lúc nào cần thiết. Người Ấn Độ, họ chỉ cho. Cần hay không, họ đối đãi quý vị như Thượng Đế. Truyền thống là như vậy. Và vẫn còn như vậy. Vẫn còn như vậy ở Ấn Độ. Vì vậy nhiều đồng tu người Ấn Độ của quý vị cứ mời tôi đến Ấn Độ. Vậy làm sao tôi đến đó? Ở một tháng và sau đó bay ra và trở lại? Đi tới đi lui, tới lui như vậy à? ( Chúng con không biết chắc, Sư Phụ. Chúng con không biết chắc với hộ chiếu Anh quốc thì Ngài có thể ở bao lâu. Có lẽ chúng con có thể kiểm tra… ) Có lẽ ba tháng là tối đa, há? (Có lẽ vậy ạ.)
Tôi nhớ đã lâu rồi, tôi trở lại… bởi vì tôi được mời đến Pune hoặc nơi nào đó, quên rồi, tôi nghĩ họ cho mình ba tháng, nhưng mình phải có thị thực. Mình phải đi nộp đơn xin thị thực. Dù ba tháng cũng không nhiều lắm. Tôi chỉ ngồi vài… cảm thấy như tôi ngồi vài giờ và rồi đã ba tháng rồi. Không lâu đâu. Thời gian trôi thật nhanh. Mỗi ngày, tôi cảm thấy như thậm chí chưa ngủ, thì đã bình minh rồi. Và rồi tôi thậm chí chưa làm xong việc gì cả, thì đã hoàng hôn rồi! Chẳng hạn, như vậy. Ở thế giới này, chúng ta có vấn đề về thời gian. Nó làm chúng ta già, làm chúng ta lo lắng về thời hạn, về hóa đơn, về việc đi làm đúng giờ, về việc đi học đúng giờ. Cái gì cũng thời gian, thời gian, thời gian; gây rất nhiều áp lực. Và tôi thật sự ngưỡng mộ là quý vị còn có thể làm việc, nuôi gia đình, và thiền, và đến đây ngày Chủ Nhật, hoặc hai, ba tuần. Tôi không biết quý vị có phải là siêu nhân hay là gì. Thật sự vô cùng tài giỏi. Tôi hãnh diện về quý vị. Tôi không hãnh diện về chính mình lắm bởi vì tôi cũng có khuynh hướng nghệ sĩ, trong con người của tôi và đôi khi con người nghệ sĩ của tôi thắng thế. Thì tôi thích đi ra ngoài hơn, tới nơi nào đó chụp ảnh, quay phim hoặc tương tự, thay vì đến đây gặp quý vị. Nhưng hôm nay, tôi ở đây. Vậy tốt. Vậy tốt.
Tôi cũng không cảm thấy mình là người chăm sóc tốt cho chó. Trước đây tôi thường có tất cả họ xung quanh tôi. Ngày nay, tôi chỉ có thể chăm sóc hai bạn chó, là tối đa, mỗi lần; hai hoặc ba. Nếu nhiều hơn, sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu, cau có, già nhanh hơn với con cái. Tôi phải để cho họ thay phiên. Như là ban đêm, thì chó nào, và buổi sáng, chó nào, và buổi chiều, chó nào. Như vậy đó. Và rồi họ thay phiên nhau. Nên cũng không đến nỗi. Tốt hơn là không có gì, tôi nghĩ vậy. Tôi làm hết sức, nhưng chỉ được thế thôi.
Có một truyện cười về một nhà hàng. Bên ngoài, họ nói: “Ăn bao nhiêu cũng được, giá $5”. Quý vị biết, nhiều nhà hàng ở Mỹ hoặc Âu châu. Tôi không biết Âu châu có không, nhưng ở Mỹ có rất nhiều… khi tôi còn ở đó, tôi thấy rất nhiều. Và có một truyện cười về một nhà hàng, có ghi bên ngoài, ‘Ăn bao nhiêu cũng được, giá $5’”. Thế rồi có anh chàng đi vào và ăn lấy, ăn để, và rồi anh ta đến lấy thêm, và rồi người chủ đi ra cản anh ta lại. Ông nói: “Không! Không ăn thêm!” Anh ta nói: “Nhưng ông đã viết bên ngoài, ghi: ‘Ăn bao nhiêu cũng được, giá $5’”. Và ông chủ nói: “Thì ăn được bao nhiêu đó thôi”. “Ăn bao nhiêu cũng được. Ăn được bao nhiêu đó thôi”.
Được rồi, chúng ta tiếp tục với Đức Mahavira, phân nửa truyện lần trước. “Vị thương nhân cảm động” khi thấy hoàn cảnh của cô và biết rằng cô có vẻ thuộc hàng quý tộc. Cô không phải như giai cấp thấp hoặc không tốt, hoặc đại khái vậy. Vì vậy, ông nói: “‘Con ơi, ta là thương nhân tên Dhanavah. Ta là tín đồ của Nirgranth Shramans và sống trong thị trấn này. Nhìn thấy con gặp khó khăn, ta cảm thấy thật buồn. Nếu con không muốn đi với người kỹ nữ quý phái đó, ta sẽ không để điều này xảy ra. Ta sẽ mua con bằng cách trả mười vạn lạng vàng. Con có muốn đi theo ta không? Con có muốn về chung sống làm con gái của ta không?’” Thế nên, dĩ nhiên. “Cô công chúa mồ côi, bị bán làm nô lệ, đến nhà của thương nhân tên là Dhanavah. Nhưng vợ của ông”, lại nữa, một người khác, Mula, vợ của ông, “Mula, trở nên đầy hoài nghi ngay khi bà thấy cô gái đẹp tuyệt trần bước vào nhà của bà”. Tôi tự hứa là sẽ nhìn về phía nam giới và hôm nay sẽ cố gắng làm vậy. Luôn nhìn hướng này, không công bằng. “Giây phút mà Mula”, bà vợ, “nhìn thấy Vasumati, bà thấy một sự cạnh tranh đối với sự ưu ái của chồng bà. Nảy sinh sự hoài nghi, ngay cả với người chồng ngay thẳng của bà”. Bình thường, bà tin tưởng ông là người chồng quân tử và chung thủy. Nhưng bây giờ bà thấy một cô gái đẹp như thế bước vào nhà, bà hoài nghi ngay cả ông. Bà nghĩ có lẽ sắc đẹp cô ấy đã mê hoặc chồng bà. Có thể là vậy. Có thể thế, vì đàn ông thích sắc đẹp.
Tôi cũng thích đẹp. Tôi không phải đàn ông, nhưng tôi thích mọi thứ đẹp. Tôi đi ra ngoài ngắm mọi bông hoa, và nói: “Ồ, cưng đẹp quá. Tôi sẽ lưu giữ cưng trong máy ảnh này và cưng sẽ trở nên bất tử. Cưng có thích vậy không?” Và tất cả họ nói: “Thích, thích, thích!” Và hôm nay, tất cả chim đến và sao đó, họ hót thật nhiều tiếng hót hay. Tôi chưa hề thấy như vậy kể từ khi đến đây, chỉ hôm nay thôi. Chim hót thật lớn, thật lớn, và vui, thật vui. Tôi nghĩ họ sẽ thích ăn thứ gì đó. Tôi để ít bánh mì (thuần chay) bên ngoài. Họ không ăn. Họ cứ hót mãi. Tôi không thấy vậy, ngay cả ở Tây Hồ, thật nhiều chim tập hợp lại với nhau. Mỗi cành cây nhỏ đều có chim trên đó và họ hót líu lo, ríu rít, thật vui, thật vui, hôm nay. Điều đó làm tôi tươi tỉnh hơn chút. Vì vậy, tôi cảm ơn họ.