Khi tôi trở ra, tôi mở tất cả lên... mở tất cả lên lại. Tiếp tục. Rồi nhạc từ trong tivi phát ra. Nhưng chúng tôi đâu có bật tivi. Nhạc đó không hợp cho tôi ngâm thơ, bởi vì họ không biết người Âu Lạc (Việt Nam) ngâm thơ như thế nào. Tôi không biết nhạc phát ra từ đâu. Phát ra từ trong tivi. Thị giả của tôi cũng nghe thấy. “Tôi không biết. Cô có nghe thấy gì không?” Cô ấy nói, “Dạ, con nghe tiếng nhạc.” Tôi nói, “Từ đâu ra vậy?” Cô ấy nói, “Dạ, từ truyền hình.” Cô ấy hơi sợ một chút, vì chúng tôi đâu có mở truyền hình.
Vì vậy, nếu chúng ta tốt, thì mình nổi bật như một đèn lớn, một đèn pin. Và qua nhiều năm, tôi có kinh nghiệm nhiều rồi, nên (tôi muốn) tránh một chút. Nên chúng tôi bắt đầu lúc nửa đêm [nhưng] luôn có thứ gì đó bị hỏng. Thường thì mọi thứ đều hoạt động, nhưng khi chúng tôi làm việc trong những hoàn cảnh đó thì không. [Ban làm việc] cũng rất lo lắng. Mấy chuyên gia này không được phép ra ngoài vì cảnh sát chưa nhìn thấy họ. Họ chỉ nhìn thấy một người. Do đó không thành vấn đề. Một người đến từ Anh Quốc. Mặc dù anh ấy là người da đen nhưng anh đến từ nước Anh. Một người trông giống như người Âu Lạc (Việt Nam), nhưng anh ấy là công dân Hoa Kỳ. Nên, không vấn đề gì, tất cả đều ổn.
Tôi cũng trốn, bởi vì cái gì họ không thấy thì không hại gì. Họ nhìn thấy vài người và họ hài lòng. Nhưng có lẽ những người hàng xóm đã miêu tả về chúng tôi sao đó, như giải thích hoặc miêu tả gì đó không tốt, hay là gì đó. Nên cảnh sát ở lại cả ngày, có lẽ cả đêm nữa. Do đó, chúng tôi trốn trong phòng ngủ nhỏ của tôi – nhỏ bằng nửa căn phòng này, và tất cả chúng tôi trốn sau máy sưởi này.
Hãy tưởng tượng với ánh đèn nóng, mình đổ mồ hôi. Nhưng trông có vẻ không như thế, khi tôi ngâm thơ, bài thơ cuối cùng, “Những Vần Thơ Ngọc.” Ôi Trời ơi. Trông không giống như thế. Nhưng bài thơ rất hay. Có lẽ những bài tiếp theo cũng sẽ hay đẹp như vậy. Nhưng mình thậm chí không biết. Trông thật yên tĩnh.
Khi tôi ra đi dạo, ôi, có rất nhiều chuyện xảy ra. Nên sau đó chúng tôi bắt đầu... Mọi thứ đều ổn cho đến 5 giờ, 5, 6 giờ sáng. Sau đó, tôi mời tất cả những người không làm việc. Họ từ xa đến nhưng không làm việc. Chỉ hai người quay phim làm việc, mà cảnh sát đã nhìn thấy. Dù sao thì họ cũng ở bên tôi. Và mấy chuyên viên đến từ Hoa Kỳ, tất cả đều bị khóa trong nhà để xe hoặc trong một nhà kho nào đó làm bằng túi nhựa. Dù thế nào đi nữa, họ không thể ra ngoài. Vì vậy, khoảng 5 giờ sáng, chúng tôi cùng nhau ăn, và lúc đó tôi mới nói, “Rồi, hãy đặt vé đi. Ngày mai chúng ta đi về. Tạm biệt.” Như vậy tốt hơn.
Khi nổi tiếng, thì không dễ dàng lắm. Quý vị hiểu không? (Dạ.) Phải. Với quý vị, nếu đến gặp cảnh sát và nói rằng quý vị không làm gì cả, thì không sao. Nhưng nếu tôi đến gặp cảnh sát và nói rằng tôi không làm gì cả, thì đó lại khác. (Dạ.) Và rồi họ vẫn sẽ làm lớn chuyện và viết tường trình, v.v. Thành ra tốt nhất là nên tránh. Không phải vì chúng ta đang làm điều gì xấu, nhưng như thế tốt hơn. Đó là lý do đôi khi tôi có rất nhiều người nhưng không thể dùng được. Nhưng đó chưa phải là tệ nhất. Chưa. Có những điều tệ hơn, luôn luôn. Không vấn đề gì. Chúng tôi sống. Tôi đã sống sót. Tôi sống sót.
Sao tôi lại kể mấy điều này nhỉ? Quý vị hiểu gì không? Thôi không sao, ai đó sẽ kể với quý vị sau.
Tiếng Đức cũng tốt, tiếng Đức rất đơn giản. Quý vị có thể hiểu rồi. Pháp và Đức là láng giềng. Nếu quý vị không hiểu gì cả, thì đó là lỗi của quý vị. Quý vị nên thương hàng xóm, thương hàng xóm của mình. Thương hàng xóm của quý vị. Thương nghĩa là học ngôn ngữ, ăn sauerkraut (dưa bắp cải muối) và uống bia không cồn.
Sao tôi lại kể với quý vị điều này? (Công việc của ma.) À, vì cái này không hoạt động. Tôi biết, quý vị luôn nhắc tôi về những điều phủ định này. Bây giờ mình cười, chứ lúc đó không sao cười nổi. Tưởng tượng được không?
Và hôm qua, tôi ráng ngâm mấy bài thơ, thì hết cái này tới cái kia bị hỏng. Không biết sao, cuối cùng nó hoạt động, thì tôi đã không còn sức. Nhưng vẫn được, tôi vẫn cố gắng. Nhưng thấy sức lực không được khỏe nữa, vì tôi bị dị ứng gì đó và phải uống thuốc. Lúc đó, khoảng nửa đêm, tôi cảm thấy không còn khỏe nữa. Cũng thấy hơi không dài như lúc trước. Trước đó, khi hát như vậy, tôi có thể ngân được lâu, lâu, rất lâu. Nhưng bây giờ, bình thường vẫn làm được, nhưng không hay lắm, không như trước nữa. Không ngân dài, nhưng vẫn làm được. Nhưng tối qua, tôi mới ngâm có một, hai chữ là phải thở rồi. Nhưng tôi vẫn ngâm. Rồi cũng ổn. Quý vị cũng không để ý thấy đâu.
Rồi lúc đang ngâm tới khúc giữa bài thơ, thì chó bắt đầu... cả mười chú cùng lúc. Họ ngủ cạnh tôi, thường thì cũng ngủ ở phòng tôi. Nhưng chúng tôi không muốn chó vô, nên mấy bạn chó ở bên ngoài. Nhưng họ vẫn ồn ào quá, “A-a-ú, a-a-ú.” Có một chú, Rottweiler, lúc nào cũng nói, “A-a-ú.” Không sủa mà nói, “A-a-ú!” Nói làm sao? Không phải sủa. (Tru.) Không phải tru, chú không tru. (Sủa.) Không, chú không sủa. (Hú.) Phải, chú hú vậy đó, giống như chó sói. Chú là chó sói? Không biết chú học ở đâu. Không phải từ chúng tôi. Giống như hát, nhưng nghe ghê quá.
Ồ, tôi nghĩ bụng, “Xin đừng hú bây giờ. Làm ơn đừng hú bây giờ! Ít ra để ta xong bài thơ này đã, rồi mình nghỉ giải lao, thì con hãy hú, hay làm gì cũng được.” Nhưng chú không chịu nghe. Nguyên căn nhà, cả mười chú chó hú cùng một lúc. Nếu một chú hú thì nguyên cả đàn hú theo, nhưng không luôn luôn cùng một âm điệu. Giống như ô-pê-ra. Chú Rottweiller là chuyên gia – luôn luôn thích, “Ga-ga-ú, ga-ga-ú...” Nghe đau lòng. Giống như là chú khóc. Thường thì nếu mấy chú chó không thấy tôi, họ nghĩ tôi không có nhà. Nhưng nếu nghe thấy tiếng xe hoặc gì đó, là chú bắt đầu, “Con đây nè, chúng con ở đây!” “Ga-ga-ú, ga-ga-ú...” Mấy chú kia cũng bắt chước chú Rottweiler.
Chú to con đó, chú cuối cùng, trước đây chú chưa bao giờ làm vậy. Sau khi sống với chú Rottweiler và mấy chú kia, thì bây giờ cũng, “Ga-ga-ú.” Làm y như chú Rottweiler. Khi hai chú cùng hú với nhau, ôi trời ơi, giống như đám tang. Mấy chú kia cũng vậy.
Trời ơi! Ngay giữa lúc ngâm thơ, ờ, ngang xương vậy đó. Không phải giữa toàn chương trình, mà giữa một bài thơ. Nếu xong một bài thơ, thì tôi có thể nghỉ một chút. Thường thì “a-a-ú” không lâu. Có lẽ hai, ba phút là xong. Nên tôi nói, “Xin đừng hú bây giờ.” Thế là hỏng hết. Tôi phải ngâm bài thơ lại.
Điều đó chưa phải là tệ nhất. Trong lúc ngâm thơ, tôi luôn sợ rằng bóng đèn lại tắt nữa, hoặc mi-crô không có tiếng, hoặc máy quay phim. Tôi hỏi, “Sao máy quay phim không quay được?” Anh ta nói, “Lâu lắm rồi con không có đụng tới cái máy này. Có lẽ vì thế con không biết. Con không thể bảo đảm.” Đó là máy quay duy nhất chúng tôi có, và anh ta là người duy nhất biết sử dụng cái máy đó.
Nên không được suôn sẻ. Tôi phải luôn nhìn cái này, nhìn cái kia, coi nó có “ngủm” không. Trong lòng lo sợ và cũng vì mấy chú chó – căng thẳng tinh thần lắm. Sau đó tôi tạm nghỉ và vào phòng vệ sinh thở một chút, vì không thể mở cửa sổ – cái nào cũng đóng. Tôi nghĩ, “Trời ơi, đời mình sao thế này?” Không bao giờ chán, không thể nói là chán. Gì chứ chán là không có.
Rồi tôi nghĩ, “Chắc phải đổi nghề.” Ca sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, họ luôn luôn có... Theo tôi biết ca sĩ, họ có phòng thu âm ở khắp nơi. Nếu muốn thu ở Âu châu, họ sẽ có phòng thu. Khi muốn thu ở đảo Bahamas, họ sẽ có phòng thu riêng ở đó. Và ban nhạc luôn luôn theo họ, luôn luôn hợp pháp. Họ không sợ ai hết. Ngôi sao lớn mà.
Tôi là ngôi sao lớn nhất, nhưng không ai biết. Bởi vậy mới gặp vấn đề. Không thể nói tôi là ngôi sao lớn nhất. Rồi tôi ở trong phòng vệ sinh, rửa mặt cho tươi tỉnh một chút, súc miệng với nước, v.v... Rồi tôi nghĩ, “Ta hát một mình, không nhạc, không gì cả, chỉ có dàn nhạc chó.”
Khi tôi trở ra, tôi mở tất cả lên... mở tất cả lên lại. Tiếp tục. Rồi nhạc từ trong tivi phát ra. Nhưng chúng tôi đâu có bật tivi. Nhạc đó không hợp cho tôi ngâm thơ, bởi vì họ không biết người Âu Lạc (Việt Nam) ngâm thơ như thế nào. Tôi không biết nhạc phát ra từ đâu. Phát ra từ trong tivi. Thị giả của tôi cũng nghe thấy. “Tôi không biết. Cô có nghe thấy gì không?” Cô ấy nói, “Dạ, con nghe tiếng nhạc.” Tôi nói, “Từ đâu ra vậy?” Cô ấy nói, “Dạ, từ truyền hình.” Cô ấy hơi sợ một chút, vì chúng tôi đâu có mở truyền hình.
Tivi chỉ kết nối với máy quay để thấy được hình của tôi, coi hình trong máy quay có ổn không. Tivi chỉ để làm cho màn ảnh camera phóng lớn ra. Nó ở thế “Video 2.” Phải bật video lên, thì mới có thể thấy hình video của mình từ camera. Hiểu không? Không phải... (Màn hình điều khiển.) Ờ, phải rồi, không phải là truyền hình – nó là video. Nhưng nó chỉ có từ... (Từ máy camera) Từ máy camera! Không có gì khác hết. Không mở video, không bật băng cát-sét, không gì cả, không bật truyền hình. Nhưng dù vậy, nhạc đã phát ra.
Lúc đầu âm thanh nhỏ, sau đó lớn dần. Tôi nói, “Ôi Trời ơi!” “Không dùng nhạc này được. Đó là nhạc Rock & Roll.” Đó là nhạc bình thường, còn tôi thì ngâm thơ Âu Lạc (Việt Nam), rất chậm rãi, rất thơ mộng. Không liên quan gì tới loại nhạc này. Rồi nói, “Tôi đâu có yêu cầu nhạc này.” Tôi đâu có yêu cầu. Nói làm sao? (Bestellt [Yêu cầu].) Tôi đâu có yêu cầu. Rồi cả hai đều cười, sau đó chúng tôi phải tiếp tục công việc.
Dù sao, nói quý vị hay, cuộc đời buồn cười lắm. Tôi muốn nhạc, nhưng không phải lọại nhạc này. Tôi chỉ nghĩ trong đầu thôi, chứ không nói, “Xin gửi nhạc cho tôi,” hay là gì đó. Tôi không yêu cầu Thiên Đàng. Đó chỉ là một ý nghĩ, chỉ một chút – không than phiền gì. Không chút nào, chỉ nghĩ một chút. Tôi chỉ nghĩ chút xíu, nghĩ cho vui thôi. Chỉ nghĩ bình thường, chứ không như, “Tôi tuyệt đối muốn đổi nghề.” Nghĩ cho vui thôi. Thế mà nhạc cũng tới.
Nhưng ở đây không thể kiếm được nhạc cổ truyền Âu Lạc (Việt nam). [Nhạc] đó rất hay, [để ngâm thơ]. Có chuyện xảy ra như vậy đó. Vì thế tôi quen với kiểu ma phá này rồi. Tối qua, Thiên Đàng gửi nhạc tới cho tôi, chắc cho vui thôi vì nó không hợp. Nhưng [nhạc đó] rất hay. Nói làm sao, quan trọng là tấm lòng? Nhưng tôi vẫn nói, “Cảm ơn Quý Vị.” Nhạc rất hay.