Cách đây một thời gian, khi tôi phải ra ngoài và sống trong khách sạn hoặc đi taxi, tôi đã đối xử với tất cả họ một cách thân thiện và tôn trọng, và họ thực sự thích lắm. Nên họ rất yêu quý tôi. Người tài xế taxi, mỗi lần anh ấy đưa tôi đi từ khách sạn đến nhà hàng để mua thức ăn, tôi cũng luôn luôn mua một phần cho anh ấy. Tôi nói: “Tôi biết vợ anh đã chuẩn bị cho anh món gì đó rồi, nhưng anh có thể ăn thêm món này sau vì anh làm việc đến tận khuya. Có thể anh sẽ cảm thấy đói trước khi về nhà. Hoặc nếu không, thì anh có thể mang về nhà ăn với vợ anh.
Còn gì nữa không? (Dạ không còn câu hỏi nào nữa, Sư Phụ.) Nói đi. (Dạ không còn câu hỏi nào nữa, Sư Phụ.) Không còn nữa? Tôi tưởng quý vị nói: “Còn một câu hỏi nữa”. (Bởi vì lúc nãy Sư Phụ đã trả lời câu hỏi đó rồi.) Tôi hy vọng quý vị nói: “Dạ không, Sư Phụ. Không còn nữa”. Và quý vị đã nói vậy. Cảm ơn, cảm ơn quý vị. (Cảm ơn Sư Phụ.)
Đây chỉ là để cho quý vị biết một số điều khác, bởi vì trước đó quý vị đã hỏi tôi: “Tôi gọi những người trong nhà tôi là gì?” Dù sao thì tôi chưa bao giờ gọi họ là “người hầu”. Tôi không bao giờ nghĩ đến chữ đó. Sẽ cảm thấy rất kỳ lạ nếu tôi nói như vậy.
Một lần nọ, một nam đồng tu, một Hội viên, ở Miền Đất Mới… khi chúng tôi mới đến đó, đã có rất nhiều công việc rồi. Nhưng mấy chú chó, tôi không muốn họ chạy ra đường bên trong Đạo Tràng Miền Đất Mới bởi vì sẽ có xe hơi ra vào, người ta và đủ thứ, và có lẽ có người-thân-chó khác đến từ láng giềng. (Dạ.) Vì vậy, tôi đã nhờ một nam đồng tu đến giúp tôi làm hàng rào xung quanh nơi mấy bạn chó ngủ, nhà của mấy bạn chó.
Tôi nói: “Này anh, vui lòng đến chỗ của tôi”. Và rồi khi anh ấy đến, tôi hỏi: “Bây giờ anh có thời gian không? Bây giờ chúng ta rất bận. Nhưng anh nghĩ mình có chút thời gian giúp tôi làm hàng rào xung quanh sân này để mấy bạn chó không ra ngoài không, anh vui lòng nhé?” Tôi hỏi anh ấy, kiểu như có lẽ ngọt ngào hoặc khiêm tốn, và anh ấy nói: “Thưa Sư Phụ, Ngài không cần phải nói: ‘Vui lòng’. Ngài không cần phải hỏi con như vậy”. Tôi nói: “Vậy tôi hỏi anh thế nào?” Anh ấy nói: “Ngài chỉ cần ra lệnh cho con làm việc đó”. Tôi nói: “Tại sao? Tại sao tôi lại ra lệnh cho anh làm việc đó?” Anh ấy nói: “Bởi vì con là đệ tử của Ngài”. Nghe vậy, tôi cười, nói: “Anh muốn dạy tôi thành Minh Sư kiểu gì đây?” Và tôi không thể nhớ anh ấy đã nói gì khác với tôi hoặc chúng tôi đã trò chuyện gì sau đó. (Ồ.)
Vậy bây giờ quý vị hiểu rồi. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi luôn luôn cảm ơn quý vị, cảm ơn bất cứ ai giúp tôi. (Đúng vậy ạ.) Thậm chí cảm ơn tài xế taxi.
Cách đây một thời gian, khi tôi phải ra ngoài và sống trong khách sạn hoặc đi taxi, tôi đã đối xử với tất cả họ một cách thân thiện và tôn trọng, và họ thực sự thích lắm. Nên họ rất yêu quý tôi. Người tài xế taxi, mỗi lần anh ấy đưa tôi đi từ khách sạn đến nhà hàng để mua thức ăn, tôi cũng luôn luôn mua một phần cho anh ấy. Tôi nói: “Tôi biết vợ anh đã chuẩn bị cho anh món gì đó rồi, nhưng anh có thể ăn thêm món này sau vì anh làm việc đến tận khuya. Có thể anh sẽ cảm thấy đói trước khi về nhà. Hoặc nếu không, thì anh có thể mang về nhà ăn với vợ anh”. Bởi vì phần ăn này hơi nhiều. Tôi đã đặt mua một cách rộng rãi. Nên anh rất, rất cảm động. Tôi không biết mấy điều đó. Dĩ nhiên anh ấy nói cảm ơn. Và thỉnh thoảng tôi tặng một số quà cho các con của anh.
Nhiều tài xế khác nhau, không chỉ một. Nhưng người đó tôi đi thường xuyên hơn, vì anh ấy dường như biết chính xác nơi tôi cần đến và ở đâu. Những người khác đôi khi phải tìm hoặc nói: “Không biết ở đâu”, và này nọ.
Cho nên anh này sẵn sàng hơn. Và có một lần anh phải đưa tôi đi rất xa khách sạn, và đồng hồ taxi hiển thị một số tiền rất lớn rồi. Anh ấy nói anh sẽ tắt đồng hồ ngay bây giờ vì đã quá nhiều tiền rồi. Tôi nói: “Không, không, không. Cứ tiếp tục mở. Không phải tại anh. Cứ tiếp tục!” Sau đó anh ấy nói: “Nhưng quá đắt cho Ngài rồi”. Tôi nói: “Tôi không phiền. Đó là vấn đề của tôi, không phải của anh”. Anh ấy nói: “Nhưng quá nhiều tiền”. “Đừng bận tâm, anh phải làm việc. Nếu anh chở ba, bốn khách hàng, thì số tiền đó cũng sẽ nhiều như vậy và tôi đã chiếm hết thời gian từ tất cả ba, bốn khách hàng khác của anh, nên tôi phải trả tiền cho tất cả chỗ đó. Nhiệm vụ của anh là chở tôi đến nơi tôi muốn, còn nhiệm vụ của tôi là trả tiền. Đừng lo. Đừng lo”. Nên anh ấy đặt đồng hồ chạy trở lại, nếu không nó sẽ ít hơn gấp đôi. (Ồ, dạ.)
Và lần sau, tôi gọi lại cho anh ấy và bảo anh đợi bên ngoài cửa tiệm: “Trong khi tôi mua thứ gì đó, anh chờ ở đây, cứ để đồng hồ chạy, nếu không tôi sẽ không gọi anh nữa”. Và anh ấy cười. Anh nói: “Dạ, thưa Bà”.
Thỉnh thoảng tôi cũng mua cho vợ anh một vài thứ, thức ăn và này nọ, chỉ thế thôi. Một ngày nọ, sau khi đưa tôi đi đâu đó, thì anh ấy nghỉ làm và vợ anh cũng nghỉ làm, họ mời tôi đi ăn trưa. Nên dĩ nhiên, tôi nói: “Chà, sao lại như vậy?” Anh ấy nói: “Ồ, chúng tôi rất muốn. Vợ tôi muốn gặp Ngài”. Tôi nói: “Ôi. Thôi rồi. Anh đã nói gì? Có lẽ cô ấy đang ghen, nghĩ rằng anh đang có tình cảm với một người phụ nữ khác, cô gái trẻ hay gì đó? Được rồi. Không sao. Hãy để cô ấy đến để thấy anh chỉ phải lái xe cho một bà lão, như vậy cô ấy sẽ không ghen nữa. Hãy để cô ấy đến. Đi thôi, đi thôi”.
Thế rồi, chúng tôi đi ăn trưa, và họ muốn trả tiền. Tôi nói: “Không, không, không được. Quý vị đùa à. Quý vị giỡn chơi sao”. Tôi nói: “Tôi đã trả tiền rồi. Họ đã lấy tiền rồi”. Biết không, mấy người chạy bàn âm thầm lấy. (Dạ. Vâng, Sư Phụ.) Tôi vào phòng vệ sinh và gọi họ, rồi tôi trả tiền. Nên khi tôi bước ra, mọi việc đã xong. Rồi họ muốn trả tiền. Họ gọi người phục vụ để thanh toán, và tôi nói: “Không, trả rồi. Quý vị giỡn chơi à”. Họ rất vui.
Và người vợ nói với tôi: “Ồ, anh ấy nói rất nhiều về Ngài”. Tôi nói: “Cái gì?” Và cô ấy nói với tôi: “Ồ, chồng tôi nói với tôi rằng Ngài vô cùng tốt bụng, rất tốt và vô cùng tôn trọng [người khác]”. Tôi nói: “Dĩ nhiên rồi. Dĩ nhiên, anh ấy trông già hơn tôi, phải không? Tôi trẻ”. Tôi chỉ nói đùa thôi. Tôi lớn tuổi hơn anh ấy. Dĩ nhiên. Tôi nói: “Nhìn anh ấy kìa. Anh ấy già hơn tôi. Tôi phải tôn trọng người lớn tuổi chứ”. Tôi chỉ nói đùa thôi. Và họ đã rất vui. Rất, rất vui.
Và tất cả nhân viên khách sạn cũng vậy – từ lễ tân cho đến nhân viên bảo vệ, đến người dọn phòng – tôi cũng đều đối xử rất tốt với họ, cho họ nhiều tiền típ. Và trước khi rời đi, tôi còn để lại tiền típ cho người dọn phòng. Tôi nói: “Hãy đưa cái này cho người dọn phòng tôi, vì tôi đã không gặp họ. Bây giờ tôi phải đi và không thể gặp họ. Tôi không biết họ đang ở đâu, nên hãy đưa cho họ và nói với họ rằng tôi rất cảm kích. Tôi rất cảm kích công việc của họ và giữ phòng tôi luôn sạch sẽ, gọn gàng, vì vậy, làm những ngày tôi [ở đây] cảm thấy rất, rất thoải mái”. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và tôi rất tốt với tất cả họ, đến nỗi ngay cả một người làm vệ sinh... Tôi không gọi họ là nữ phục vụ phòng hay nữ hầu phòng, không gì cả. Tôi gọi họ là người làm vệ sinh hoặc người dọn dẹp, quản gia.
Và một người làm vệ sinh, anh ấy khoảng, trên dưới 40, hoặc hơn 40 gì đó. Anh thậm chí còn ghen với người kia. Ở tuổi của tôi. Tuổi của tôi. Tưởng tượng xem. Trong khách sạn đó, có anh ấy và một người đàn ông khác trạc tuổi và có một số chàng trai trẻ khác, mấy thanh niên. Tôi không biết họ bao nhiêu tuổi, có lẽ 20, hoặc khoảng đó. Và có một anh chàng rất gầy. Khi tôi nói chuyện với họ, tôi không nói: “Này, anh kia!” và mấy từ đó. Mà tôi nói “thưa ông” hoặc tôi nhìn vào thẻ tên trên ngực áo của họ. Rồi tôi gọi họ bằng tên.
Một số tên tôi nhớ, một số tên tôi không nhớ, nên sau đó tôi sẽ nhìn lại. Nếu không, tôi sẽ nói: “Này, người đẹp”. Hoặc, “Này, thiên tài”, nếu họ giúp tôi với mấy thứ Internet trong khách sạn. Tôi gọi họ: “Này, anh thiên tài”. Đại khái vậy. Và rồi nó trở thành tên của anh ấy. Hễ khi nào thấy anh ấy, tôi nói: “Chào thiên tài, hôm nay anh khỏe không?” Ví dụ như thế.
Bởi vì không dễ để giúp tôi với Internet. Đối với tôi, dù sao thì điều đó cũng khó. Vì vậy, đôi khi họ giúp tôi, và tôi rất biết ơn vì điều đó. Nếu không, tôi không thể bắt kịp công việc mà quý vị đã chồng chất cho tôi. Một trong những người này đã giúp tôi với Internet. Anh ấy còn trẻ và anh đã thử nhiều cách khác nhau. Dĩ nhiên, tôi phải trả tiền cho Internet. Và anh ấy rất gầy, tôi hỏi anh ấy: “À. Anh ít đầy đặn hơn tôi nghĩ”. Tôi không nói: “Anh quá gầy”, mà nói: “Anh ít đầy đặn”. Và tôi nói: “Anh có ăn đầy đủ không hay là cứ làm việc, làm việc?” Anh nói: “À, vâng. Con ăn đủ”. Tôi hỏi: “Hôm nay anh ăn sáng chưa?” Anh nói: “Dạ chưa, chưa”. Anh ấy chưa ăn sáng. Tôi nói: “Chưa à. Nhưng anh làm việc rất cực nhọc ở đây. Anh biết không, ngay cả máy hút bụi này, tôi cũng khó nhấc lên được. Anh không ăn thì làm sao làm việc được? Anh phải ăn sáng trước khi đi làm”. Anh nói: “Dạ không có thời gian”. Tôi nói: “Không à. Đơn giản thôi. Anh cho các loại ngũ cốc khác nhau vào một cái tô, và rót sữa đậu nành vào đó rồi uống cái ực thôi. Không mất hơn vài phút”. Anh ấy nói: “Ôi Trời ơi, vậy mà con không nghĩ ra”. Tôi nói: “Anh phải làm vậy. Hoặc nếu không muốn, anh cứ mua một nải chuối lớn để ở đó, rồi mỗi ngày lấy một, hai trái trước khi đi làm. Hoặc trái táo, hoặc chuối và táo. Như vậy cũng đủ. Và anh có thể ăn món đó trên đường, ngay cả khi đang đi xe buýt hoặc lái xe hơi. Được chứ? Lần sau làm như vậy nha, ‘tên anh ấy’”.
Rồi lần sau, có một người đàn ông lớn tuổi hơn – người mà tôi nói bốn mươi mấy tuổi – anh ấy giúp tôi dọn phòng khi tôi còn ở đó. Rồi tôi đã cùng anh ấy đi xuống thang cuốn. Quý vị có muốn nghe mấy chuyện này không? (Dạ muốn.)
Quý vị theo tôi [tu học] vì chuyện Phật thôi, mà giờ đây tôi nói về người dọn phòng. Chuyện Phật, quý vị phải tự mình tìm hiểu trong lúc thiền. Tôi chỉ có thể nói với quý vị về mấy chuyện này thôi. Chuyện Phật rất khó giải thích trông như thế nào, (Dạ, thưa Sư Phụ.) trong cõi Thiên Đàng đó.