Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Sự Đan Xen Giữa Lực Lượng Khẳng Định Và Phủ Định, Phần 5/5

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Trong một số Thánh Kinh, Thượng Đế nói với con người là đừng bao giờ ăn cho đến khi thiên thần gọi. Nghĩa là nếu không thấy đói, thì không nên ăn. (Dạ hiểu.) Ăn sẽ thấy không ngon và tiêu hóa không tốt. (Dạ.)

Được rồi, tốt. Giờ thì biết rồi ha, đôi khi tôi nói về những thứ quan trọng như kim chi. Và quý vị đến với tôi nghĩ rằng sẽ học được điều gì đó về Đức Phật và Chánh Đạo của Phật, thế mà Bà ấy lại nói về kim chi và khoai lang. Những chuyện rất thế tục.

Thôi được rồi. Tôi tưởng quý vị đã ăn thử, nhưng hóa ra là chưa. Hôm nay hoặc hôm qua, quý vị có không? Kim chi hoặc khoai lang? (Dạ không.) Họ không đưa cho quý vị hả? (Dạ không.) Nhà bếp không đưa? (Dạ không.) Vậy à? Ồ. (Dạ có khoai tây chiên.) (Chúng con chỉ có khoai tây đó thôi. Dạ, hôm qua.) Hôm qua có khoai tây chiên, phải không? (Dạ.) Còn hôm kia? (Dạ, không có khoai lang.) Không có khoai lang? (Dạ không.) Không có kim chi? (Dạ không.)

Ồ, tôi nghĩ quý vị đã có rồi, như lúc nào cũng có sẵn, đó là lý do. Đã có sẵn trong nhà bếp. (Dạ. Chúng con có kim chi trong tủ lạnh. Dạ.) Hay là quý vị có một lọ lớn dành cho mình, để khi nào muốn ăn thì ăn. Đúng không? (Dạ đúng, thưa Sư Phụ.) Có lẽ đó là lý do. Không có gì mới lạ.

Chỉ là trong ký ức, tôi nhớ là mình đã có ăn món đó rồi. Cũng giống như có một lần tôi đề nghị với mấy cô gái thử ăn kim chi với mì căn thuần chay và húng quế. (Dạ rất ngon ạ.) Ăn rất ngon. (Dạ rất ngon.) Quý vị có thể ăn món đó lại. Phải không? (Dạ.) Quý vị không muốn bởi vì có quá nhiều thứ để ăn rồi. (Dạ. Cũng vì lý do đó nữa.)

Đã nói rồi, hầu hết những món tôi sáng chế ra đều là vì đói. Bởi vì không có gì khác để ăn, (Dạ.) nên chỉ làm đại gì đó cho nhanh và rồi nó thành một món ngon. Nhiều lần như thế đó, suốt đời tôi. Nhưng tôi không nhớ được nhiều những món mà mình đã làm. Tôi không nghĩ đến.

Ngoài ra, lúc đó cũng không có Truyền Hình Vô Thượng Sư. (Dạ.) Nên nhiều món sáng chế ngon đã bị ‘cuốn theo chiều gió’. Thật đáng tiếc. Nhưng khi gặp hoàn cảnh, thì mình có thể sáng chế ra nhiều thứ. (Dạ.) Mình có nhiều giải pháp hơn. Và đó cũng là một điều hay. (Dạ. Dạ, thưa Sư Phụ.) Bởi vì, khi mình có quá nhiều thứ, thì có khi ăn không ngon lắm. (Dạ đúng. Đúng vậy, thưa Sư Phụ.)

Không biết tôi có kể chưa, chuyện ông vua của Âu Lạc (Việt Nam) và ông quan trạng thông minh, Trạng Quỳnh. Có chưa? Có kể chưa? (Dạ chưa, thưa Sư Phụ.) Chưa à? (Dạ chưa.) Có thể đã kể, mà bằng tiếng Hoa hoặc một bài giảng cũ và quý vị không có thời gian để tìm xem.

Có một ông vua ở Âu Lạc (Việt Nam) và một ông quan trạng, Trạng Quỳnh. Trạng Quỳnh luôn giễu cợt triều đình và tất cả các quan lớn trong triều, vì họ hợm hĩnh. Ông không bao giờ thích họ. Đa số họ chỉ biết nói, “Bẩm dạ.” hoặc “Bẩm không.” Nên lúc nào ông cũng muốn trêu chọc họ.

Một lần nọ, vua phàn nàn là ăn không thấy ngon miệng. Thức ăn không ngon, mặc dù vua có đủ loại sơn hào hải vị trong nước hoặc thậm chí từ cả thế giới dâng lên cho vua. Trạng Quỳnh, tên ông là Quỳnh, và Trạng có nghĩa là tước vị của quan xuất sắc đã đỗ đầu trong kỳ thi của triều đình. Cho nên ông được gọi là Trạng. Nghĩa là trạng nguyên, người tài giỏi nhất nước.

Một lần nọ, nhà vua hỏi quan trạng ăn những loại thức ăn nào, vì vua than phiền là ăn không thấy ngon miệng. Vua hỏi Trạng Quỳnh là có vấn đề gì về điều đó hay không. Ông tâu, “Dạ bẩm không có, ngày nào thần cũng ăn ngon, ngủ ngon hết ạ.” Cho nên vua cảm thấy rất ganh tị và hỏi, “Vậy khanh đã ăn gì? Khanh có thể cho trẫm biết được không?” Quan Trạng nói, “Ồ, thần ăn đủ loại cao lương mỹ vị.” Nên vua nói, “Ồ, vậy khanh có thể nấu cho trẫm ăn được không?” Trạng thưa, “Dạ bẩm được ạ. Mời bệ hạ đến căn nhà nhỏ bé của hạ thần rồi chúng thần sẽ nấu cho bệ hạ ăn.”

Rồi ngày hôm sau, vua đến, nhưng ông trạng tâu, “Bệ hạ không được ăn gì trước. Nếu không, sẽ không thấy ngon.” Cho nên vua không ăn gì cả. Vua đến với cái bụng trống, với nhiều kỳ vọng. Nhà vua đến đó, và sau đó ông cho nhà vua ngồi ở đó và uống trà. Rồi trong khi đó, ở phía sau ngôi nhà, khu vực bếp, họ làm “bùm, bùm, beng, beng, chặt chặt, cắt cắt,” luôn luôn, và nghe thấy tiếng củi cháy kêu lách tách, và tiếng nước sôi ở ngay phòng bên cạnh. Ôi chao. Nhà vua rất vui và kiên nhẫn chờ đợi. Vua ngồi từ sáng đến trưa vẫn chưa có gì xảy ra hết.

Nhà vua bèn hỏi, “Khi nào thức ăn mới xong? Trẫm đói bụng rồi.” Trạng thưa với vua, “Ồ, xin bệ hạ hãy kiên nhẫn. Thần xin lỗi. Món này rất đặc biệt. Chúng thần phải nấu rất lâu. Nếu nấu vội thì sẽ không ngon.” Vì vậy, vua nói, “Được, được. Không sao. Trẫm chỉ hỏi thôi, chỉ hỏi thôi mà.” Rồi vua ngồi ở đó nhìn trời nhìn mây, ngắm lá cây và bất cứ thứ gì xung quanh, rồi bàn về dự báo thời tiết.

Và chờ cho đến chiều, vẫn chưa có gì ăn! Và vẫn còn nghe đủ thứ tiếng “cốc cốc, keng keng, beng beng, bằm bằm, chặt chặt” và nước sôi sùng sục và lửa cháy lách tách dưới bếp. Vua nói, “Trẫm có thể đến để xem khanh đang nấu món gì dưới đó được không?” Trạng nói, “Dạ bẩm không được. Không được. Bệ hạ đừng đến đó. Không được. Chỗ đó quá chật chội. Quá nhiều người và bẩn nữa. Và lửa củi này nọ. Thật không hợp cho một vị vua uy nghi như bệ hạ. Không được, xin đừng. Xin bệ hạ ở đây và kiên nhẫn chờ. Sẽ đến. Thức ăn sẽ đến.”

Rồi chờ cho đến tối mịt, vua gần như sắp chết rồi. Vua nói, “Được rồi. Gì cũng được hết. Không sao. Đưa trẫm bất cứ gì cũng được. Dù chưa nấu chín cũng không sao, trẫm đói lắm rồi. Trẫm không thể chịu nổi nữa. Cả ngày trẫm chưa ăn gì cả. Và trà làm cho trẫm thấy đói hơn nữa. Vậy làm ơn [cho trẫm ăn].”

Rồi, ông Trạng đem ra… quý vị biết gì không? Thứ gì đó? Rau muống luộc, cơm trắng đơn giản và một ít, chúng tôi gọi là đậu lên men, là chao đó. (Vâng.) Thế thôi. Rồi ông thưa với vua, “Mời bệ hạ dùng cơm với rau muống này, bệ hạ hãy chấm vào nước chao.” Vua làm theo lời và ông cứ ăn, và ăn hết bát cơm này đến bát cơm khác rồi thêm bát nữa. Vua ăn thấy ngon quá, và ăn cho tới khi bụng căng đầy.

Trạng Quỳnh thưa với vua, “Trong khi chờ đợi, bệ hạ cứ ăn món này trước để dằn bụng. Và đừng ăn nhiều để còn có thể thưởng thức món chính nữa.” Nhưng quá ngon. Vua đang đói, ăn hết bát này đến bát khác, cứ đòi ăn thêm cho đến khi no bụng, rồi nằm lăn ra đó, quá mệt. Vua hỏi ông, “Món đó là gì mà ngon đến vậy?” Trạng thưa, “Ồ, đây là những thứ mà thần ăn mỗi ngày.”

Vua nói, “Đây là thứ mà khanh gọi là cực phẩm nhân gian hiếm có? Cao lương mỹ vị à?” Trạng tâu, “Dạ, đối với chúng thần, đó là món ngon. Vì thần không có nhiều tiền. Thần không nhận hối lộ hay gì cả. Nên thần sống theo thu nhập của mình. Và khi nào thần đói bụng, thì tất cả những món này đều là ngon đối với thần.” (Dạ phải. Dạ. Dạ đúng.)

Vua nói, “Ồ, vậy cái món mầm đá, có phải khanh còn đang hầm hay không?” Trạng tâu, “Dạ bẩm không có. Xin lỗi bệ hạ, không có gì ở đó. Chỉ vì bệ hạ đói nên ăn những thứ này thấy ngon miệng. Không có món gì gọi là mầm đá cả.” Bởi vì ông đã tâu trước với vua là món mầm đá cần một thời gian rất lâu để hầm cho mềm. Là đá, đá sỏi đó. (Dạ.) Ông đặt tên cho món đá đó. Ông gọi món cao lương mỹ vị mà ông nấu cho nhà vua ăn là món “mầm đá.” Ông chế ra cái tên cho món đó. Sau đó, vua hiểu ra. Thế là cả hai cùng cười, và vua không xử phạt Trạng Quỳnh gì hết. Vua cảm ơn ông vì đã có một bữa ăn ngon, và vua đã thỏa mãn hơn bao giờ hết. (Dạ.)

Quý vị thấy đấy, làm vua đâu có sướng gì đâu. Tôi mừng vì chúng ta không phải là vua gì hết, bởi vì vua phải ăn thức ăn nguội lạnh. Đầu tiên, thái giám phải nếm thử tất cả các món ăn trước khi vua ăn. Cho nên vua ăn thức ăn đã bị ăn qua. (Dạ đúng.) Để lỡ nếu có người hạ độc vua, thì thái giám sẽ chết trước. Rồi vua sẽ biết, và sẽ không ăn. Nhưng vua phải chờ thái giám nếm hết thức ăn trước khi được mang đến cho vua. (Dạ phải. Dạ.) Thức ăn đã được dọn sẵn trên khay và sau đó thái giám nếm thử từng món một.

Rồi mới dâng lên cho vua, mà chỗ của vua thì xa bếp. (Dạ.) Và rồi họ mang tất cả đến đó và chờ tới khi thái giám đã nếm qua hết. Quý vị có thể tưởng tượng, có món gì mà còn nóng hay ngon miệng nữa đâu? (Dạ.) Ngoài ra, có quá nhiều món và vua phải ép mình ăn mỗi ngày ba, bốn bữa như thế. Vì vậy, vua không còn thấy mùi vị gì nữa vì vua ăn khi không đói.

Và nó không còn nóng như bình thường, như khi mình vào bếp nấu nướng rồi ăn liền ngay sau đó, (Dạ, thưa Sư Phụ.) khi mình đã đói rồi, và dạ dày đã sẵn sàng rồi. (Dạ.)

Trong một số Thánh Kinh, Thượng Đế nói với con người là đừng bao giờ ăn cho đến khi thiên thần gọi. Nghĩa là nếu không thấy đói, thì không nên ăn. (Dạ hiểu.) Ăn sẽ thấy không ngon và tiêu hóa không tốt. (Dạ.)

Thực ra, tôi đọc ở đâu đó một bài viết khoa học, họ nói những người ăn thuần chay khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn không phải chỉ vì thức ăn thuần chay. Nhưng, nếu họ ăn các bữa ăn cách nhau từ 11 đến 12 tiếng, thì họ sẽ khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn. (Ồ.)

Chúng ta chỉ nấu hai bữa một ngày, phải không? (Dạ phải, thưa Sư Phụ.) Nhưng quá gần nhau. Nhưng tôi không thể yêu cầu nhà bếp nấu cho quý vị sớm hơn và nấu muộn hơn để hai bữa ăn có thể cách nhau 11, 12 tiếng. Không, làm vậy không được. (Dạ.) Quá nhiều việc cho họ và thời gian khác nhau. Hơn nữa, quý vị có rất nhiều đồ ăn vặt, nên không bao giờ giữ được 11 hay 12 tiếng. Khoảng thời gian của quý vị rất ngắn. Thôi không sao. Quý vị vui là được rồi. Thức ăn là tất cả những gì quý vị có. Dù sao quý vị cũng không có gì khác ở đây. (Dạ phải, thưa Sư Phụ. Dạ.)

Vì vậy, tôi cảm thấy rất thương và trân trọng quý vị. Nhưng đừng chiều hư mình với những lời nhận xét của tôi nha. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Bất cứ gì tốt về quý vị, thì tôi nói là tốt. Nhưng, bất cứ gì không tốt, tôi luôn phải nói là không tốt. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Khi tôi chỉ ra điều gì đó không tốt, đó không có nghĩa là quý vị không tốt, mà chỉ là điều gì đó không tốt. Một số thói quen không tốt, hoặc một chút ngã chấp không tốt. Không có nghĩa là quý vị không tốt. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Giống như quý vị bị mụn nhọt trên da. Đó không có nghĩa là toàn bộ cơ thể của quý vị không khỏe. (Dạ.) Chỉ cần điều trị mụn nhọt mà thôi. Bôi một chút thuốc lên chỗ đó. Đánh tan mụn nhọt, sau đó quý vị sẽ khỏe hơn. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Vài loại thuốc làm mình không dễ chịu, chẳng hạn như loại thảo dược mà tôi đang bảo quý vị uống ngay bây giờ để phòng ngừa. Vài loại thuốc có vị đắng. (Dạ. Dạ đúng. Dạ, thưa Sư Phụ.) Vài loại thuốc rất khó uống, và còn phải uống lâu dài nữa. Như một số loại thuốc Bắc, họ đưa quý vị một bát lớn nước nấu với thuốc, dĩ nhiên. Nhưng uống không thấy ngon, mà còn phải uống rất nhiều nữa. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Không giống như thuốc viên mà có thể nuốt nhanh được. Có mấy loại thuốc mình phải uống thật nhiều, và mùi vị rất khó chịu. Đó là vấn đề. Nếu chúng ta bị bệnh, thì phải chữa trị cho mình. Thế thôi. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Dù có dễ chịu hay không.

Được rồi, còn gì khác nữa? Có câu hỏi nào không? (Dạ không, thưa Sư Phụ.) Tốt lắm. Vậy được rồi, tôi sẽ nói chuyện với quý vị lần tới. (Vâng, thưa Sư Phụ. Dạ, thưa Sư Phụ. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Đã đến giờ quý vị đi thiền và sau đó đi ăn. (Dạ. Xin cảm ơn Sư Phụ. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Chúc nhập định, chúc ngon miệng. Thượng Đế gia trì. (Dạ cảm ơn Sư Phụ. Thượng Đế Gia trì Sư Phụ. Xin cảm ơn Sư Phụ.)

Xem thêm
Tất cả các phần  (5/5)
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android