Rất khó cho một số người đến đây và ở lại lâu. Nhiều khi họ có kinh doanh riêng. Và họ không có nhân viên. Cho nên, họ phải làm việc cho chính mình, và làm việc rất cực để sinh tồn và thành công ở thế giới này. Tôi chúc quý vị thượng lộ bình an. Khi nào có thời gian thì trở lại nữa. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Tôi sẽ nhớ quý vị.
Quý vị có thông dịch tốt chứ? (Dạ một chút.) Được rồi. Vậy trước khi về, quý vị có yêu cầu gì không? Không? Quý vị thích mấy cái này? À, bây giờ chỉ có bấy nhiêu thôi, nhưng mà ngon. Cho quý vị một nửa. Quý vị chưa ăn món này hả? A-lô? Đi mất rồi. (Dạ chưa, thưa Sư Phụ.) Được rồi. Sạch đó. Chưa ăn.
Đây. Còn ai khác đến chỉ một ngày rồi về không? Người kia cũng vậy hả? Quý vị cũng vậy? Người kia? Không? Quý vị ở đây lâu không? Mọi người ở đây lâu không? Quý vị hỏi họ giùm tôi. Chỉ có hai người này thôi. (Dạ.) Được, được rồi. Hãy chắc chắn là tôi hiểu quý vị, và quý vị hiểu tôi nói gì. Ngôn ngữ trần gian của chúng ta có vấn đề. Cho nên, nhìn đây, quý vị ăn hết thức ăn còn lại của tôi rồi. Chia nhau. Và một ít salad nếu quý vị muốn. Biết không, như vầy nè. Tốt cho sức khỏe.
Tôi rất tiếc là quý vị phải về sớm. Ăn đi. Nhưng tôi cũng vui cho quý vị. Ít ra quý vị có thể gặp tôi một lần. Nhiều người, thậm chí một phút – cũng không [gặp] được. Một giây – cũng không được. Nhiều người ở Âu Lạc (Việt Nam), Trung Quốc và… Có nhiều câu chuyện cảm động. Tôi biết, nhưng ở thế giới này không thể giúp được nhiều cho lắm. Tôi chỉ có thể làm hết sức mình.
Hồi tôi ở bên Ý tham dự buổi trình diễn thời trang, một số người từ Ba Lan và Hungaria (Hungary) không có tiền để đến. Nhưng họ muốn đến – cũng vì tôi hiếm khi đến Âu châu. Rất hiếm khi. Và rồi họ đi quá giang – đi quá giang xe từ Ba Lan đến Hungaria (Hungary) rồi đến Ý chỉ để gặp tôi. Và khi gặp tôi, họ cứ đứng đó khóc, khóc hoài, khóc hoài. Tôi hỏi: “Có chuyện gì vậy? Có gì đó không đúng hả? Tận thế hay sao?” Không có gì. Họ chỉ là quá vui vì đã đến được. Rất là cảm động. Dù bây giờ, khi tôi kể quý vị nghe, tôi cười, nhưng lúc đó không cười nổi. Tôi cũng rơi nước mắt, nếu không ở bên ngoài thì cũng ở bên trong. Nhưng thấy đó, tôi có thể làm gì? Tôi đã ráng hết sức rồi, theo hoàn cảnh, sức khỏe, thời giờ, và tài chính của tôi. Và theo hoàn cảnh của thế giới, tôi đã làm hết sức mình.
Và tôi đã hy sinh rất nhiều nguyên tắc của chính mình để làm vui lòng mọi người và ráng bảo mọi người hãy tự nhắc nhở bản thân về bản chất tốt đẹp của họ, để sống tốt và đạo đức, và nhớ Thượng Đế trở lại. Nếu ra ngoài [đại chúng] mà tôi không nói về mình thì những người khác phải nói giùm tôi. Giống như: “Ồ, nhìn này, vị Minh Sư này đến từ Hy Mã Lạp Sơn và Ngài thiền rất nhiều, Ngài đã thành Phật rồi”, này nọ. Cho nên, một mặt, điều đó là sự thật, mặt khác, tôi thấy ngại khi đi ra ngoài nói với mọi người và trả lời những câu hỏi trực tiếp như: “Cô có phải là Phật hay không?” Thật khó để giải thích. Tôi không thể bắt được vị Phật bên trong tôi.
Cho dù luôn nói với quý vị rằng chúng ta phải thấy Phật Tánh của mình, [nhưng] Phật Tánh không phải là thứ để chúng ta thấy. Không phải là thứ chúng ta có thể miêu tả được. Rồi sau đó, có lẽ nếu chúng ta đã hiểu Phật Tánh là gì, thì chúng ta mất nó. Chúng ta nghĩ mình đã nắm bắt gì đó, thì ngay trong khoảnh khắc đó chúng ta mất nó, và không biết Phật. Đó không có nghĩa là chúng ta mất nó; chỉ là chúng ta không chấp hoặc bám víu vào Phật Tánh và nghĩ rằng chúng ta là Phật nữa. Lúc đó, nếu chúng ta vẫn nghĩ rằng mình là Phật, thì thật là vớ vẩn, nghĩa là chúng ta đã theo con đường của ma. Bởi vì không có cái gì gọi là bản ngã để nghĩ rằng bản ngã đó là Phật hay bất kỳ cá nhân nào là Phật. Không có sự ngăn cách nào như vậy giữa chính quý vị và Lực Lượng Vũ Trụ từ khoảnh khắc đó nữa. Nếu vẫn còn có cảm giác rằng quý vị là một cá nhân, khai ngộ, đã đạt quả vị Phật, thì quý vị xong đời. Quý vị tiêu tùng. Quý vị bị quỷ ám. Quả thật là như vậy.
Vậy lúc đó nó là gì? Tại sao chúng ta đi gặp Phật? Để làm chi? Hồi nãy nói gì? (Kể chuyện những người từ Ba Lan đến gặp Sư Phụ.) Rồi sao nữa? (Dạ khóc ở bên trong.) (Khóc.) Khóc ở bên trong. Và rồi bên ngoài có gì? (Ra ngoài thế gian, Sư Phụ ráng hết sức.) Ồ, đúng, đúng rồi. Ừ, ra ngoài thế gian. Đúng rồi. Được, bây giờ ổn rồi.
Thấy không, mặc dù tôi thông cảm với những người rất muốn gặp tôi, tôi đã ráng hết sức rồi. Và có lẽ tôi sẽ tiếp tục làm hết sức mình, nhưng cái gì cũng cần thời gian. Ngay cả hoa – khi thời điểm đến hoa mới nở. Tôi không thể cứ ngày ngày đi thuyết giảng như một chuyện bắt buộc. Chuyện như vậy phải lâu lâu mới nở một lần. Thành ra giảng pháp hay không giảng pháp không phải là do tôi quyết định. Hiểu không? Khi thời điểm đến, hoa sẽ nở. Và đó là lúc mọi người sẽ thấy hoa và được lợi ích từ hương thơm và vẻ đẹp của hoa. Cho nên, một số người cứ mời tôi đi đây, đi đó, hoài hoài – tôi không thể quyết định được.
Ngoài ra, khi chúng ta đi ra ngoài, nhiều khi tôi phải quảng cáo cho chính mình, và rồi đó là điều tôi rất ngại ngùng. Hoặc người khác phải đi trước và nói: “Nhìn kìa, vị Phật tại thế vĩ đại nhất đang đến! Quý vị có biết không?” Ðại khái vậy. Cho nên, đằng nào, đối với cá nhân tôi, tôi cũng thấy rất ngại, nó ngược lại với nguyên tắc khiêm tốn của tôi. Nhưng dù vậy, tôi vẫn hy sinh. Hy sinh đến tận cùng để giới thiệu với thế giới điều gì tôi biết và điều gì tốt nhất cho họ, theo hiểu biết của tôi.
Tuy nhiên, ngay cả điều đó cũng không thể được thực hiện thường xuyên như mọi người mong muốn. Tôi không thể đi hết ngày này sang ngày khác, đến đây và đến đó mọi lúc. Nhiều việc trên thế giới không dễ dàng như vậy. Thí dụ, ở đây. Thấy không, nhiều người quý vị là đồng tu mới, phải không? Hoặc nếu tôi đến một nơi mới và thuyết giảng thì tất cả mọi người ở đó đều là người mới. Cho nên, nếu những người mới đến gia nhập nhóm huynh đệ chúng ta, thì tôi phải dành thời giờ để chăm sóc họ – tới khi họ trưởng thành hơn một chút. Rồi tôi có thể có những người mới khác. Trừ phi, như quý vị, họ đã tham gia với chúng ta qua một phương tiện khác. Thí dụ, quý vị quen biết bạn bè của mình, và bạn bè giảng giải cho quý vị nghe hay là cho quý vị mượn băng, bản tin hoặc sách [của tôi]. Và rồi quý vị đã thấm nhuần giáo lý. Sau đó quý vị ăn thuần chay và đắm mình trong giáo lý. Vậy quý vị đến thì được. Mặc dù là đồng tu mới đến, quý vị không phải là người mới. Quý vị vững vàng; quý vị đi được rồi. Cho nên không sao.
Nhưng nếu tôi đến một quốc gia mới, lãnh thổ mới và bắt đầu giảng pháp cũng như thu nhận những người mới thì tôi phải dành thời gian để giúp họ phát triển. Chăm sóc họ, đại khái vậy. Bằng không, họ sẽ rớt. Họ rớt rất nhanh trước áp lực xã hội. Nên, tôi không thể cứ tiếp tục giảng pháp mà không chăm sóc trẻ sơ sinh. Mình không thể cứ sinh con mỗi ngày, rồi không có thời gian chăm sóc em bé mới sinh. Thành ra Thượng Đế không để quý vị có con mỗi ngày mà chỉ sinh mỗi năm một lần. Tối đa mỗi năm một lần. Cho nên quý vị biết tất cả sự an bài là gì. Tại vì cha mẹ phải dành thời giờ để chăm sóc đứa trẻ sơ sinh này trước, ít nhất một năm, rồi mới có em bé khác, thí dụ như vậy. Hoặc nếu họ làm nhanh, họ có năm em bé, sáu em bé, 15 em bé trong một lần sinh, thì cũng được. Nhưng rồi họ cũng phải có thời gian và nhiều người để chăm sóc chúng. Thấy không?
Tương tự, tôi không thể chỉ một mình mà làm tất cả mọi thứ cùng lúc. Sư Phụ bên trong rất nhiều lực lượng và vô sở bất tại, nhưng Sư Phụ bên ngoài phải chịu đủ loại chướng ngại trong cõi giới vật chất này. Quý vị hiểu rất rõ. Được rồi. Giống như, quý vị thương yêu con cái rất nhiều, và tình thương của quý vị ở đâu cũng có đối với con cái. Dù con cái có đi bất cứ đâu, họ sẽ biết quý vị thương họ. Tuy nhiên, sự hiện diện thể xác của quý vị chỉ có một và họ rất muốn trực tiếp gặp quý vị. Không phải vậy sao? Nên quý vị không thể nói: “Ồ, dù sao cha mẹ cũng thương các con, dù các con đi đâu. Cha mẹ sinh ra các con, và bây giờ các con muốn đi đâu cũng được, vì dù sao cha mẹ cũng thương các con”. Hiểu ý tôi nói không? Quý vị không thể lúc nào cũng giải thích điều đó với trẻ sơ sinh.
Và đồng tu mới cũng giống như vậy. Họ rất phấn khích, rất xúc động, rất mong đợi, rất đòi hỏi. Rất khó để làm hài lòng. Cho nên, cần nhiều thời gian, sự kiên nhẫn và chịu đựng để nâng họ lên đẳng cấp của những đồng tu cũ và để họ ở đó. Rồi đi “sinh ra” các đồng tu khác, rồi tiếp tục chăm sóc. Rồi gia đình mãi mãi lớn hơn và sẽ không bao giờ dừng lại. Nó sẽ không bao giờ dừng lại. Cho đến sau khi Minh Sư qua đời, thì có lẽ [ngừng]. Có lẽ sẽ tiếp tục một thời gian nữa. Nếu không có sự hiện diện của Minh Sư, “công việc” này có lẽ sẽ còn kéo dài một thời gian nữa. Nó giống như một chiếc xe trước khi dừng hẳn; nó lăn một chút. Thế thôi.